Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao hạt dài là trội hoàn toàn so với thân thấp hạt tròn. Khi cho cây thân cao hạt tròn thuần chủng lai với cây thân thấp hạt dài thuần chủng (biết các tính trạng di truyền độc lập với nhau và không có đột biến)
a) Hãy qui ước gen và xác định kiểu gen của hai giống đem lại
b) Trong số các kết quả dưới đây, kết quả nào là của phép lai trên:
b1: F1 thu được 100% thân cao hạt dài
b2: F1 thu được 100% thân thấp hạt tròn
b3: F1 thu được 50% thân cao hạt dài : 50% thân thấp hạt tròn
c) Viết kiểu gen của cây F1
Mong các bạn giúp giùm mình. Mai mình phải nộp cho cô r 😭😭😭😭❤️
adn có những đặc điểm gì được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử? ( đừng copy đáp án chỗ khác ạ,mình xem đáp án cứ thấy kì kì kiểu gì ấy)
Mình không hiểu bài này... Mn giúp mk giải nhé><😭
Xét phép lai P: (bố) AaBbCcDdEe× (mẹ) AaBbCcDdee. Biết các cặp gen phân li độc lập và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Không viết sơ đồ lai, hãy xác định :
a. Tỉ lệ dời con có kiểu hình trộivề tất cả là bao nhiêu?
b. Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố là bao nhiêu?
Giải thích vì sao đời con vừa nhận được vật chất di truyền từ bố vừa nhân được vật chất di truyền từ mẹ?
1/ ở một loài thực vật tính trạng vị quả do 1 gen qui định. người ta đem cây quả ngọt lai với cây quả chua .F1 đồng loạt là quả ngọt
a/ từ kết quả trên hãy tìm ra qui luật di truyền? và ta kết luận đc điều gì ở phép lai trên?
b/nếu cho cây F1 tự thụ phấn cho biết kết quả ở F2
c/dựa vào cây quả ngọt ở đề F2 người ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng?
Những bạn nào biết thì giải họ mình với mai thầy kiểm tra rồi mà nó rối cái chỗ chứng minh ra qui luật di truyền nên mk hk lm đc...các bạn giải giúp hết bài lun thì mk ơn nhìu ạ! mk cần cả cách trìh bày lun nha!!! mk C,ơn trước nha.,.,
cho 2 giống cà chua đỏ thuần chủng với vàng F1 vàng đỏ cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2 như thế nào ? hãy biện luận và viết sơ đồ lai biết tính trạng màu đỏ do 1 nhân tố di truyền quy đinh
mọi người giúp mk nha mình đang cần gấp lắm
Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền, biến dị là gì?
Câu 14. Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là:
A. Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ
B. Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ
C. Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ
D. Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ
Câu 15. Chức năng của ADN là gì?
A. Mang thông tin di truyền
B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
C. Truyền đạt thông tin di truyền
D. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
Câu 16. Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với:
A. T mạch khuôn B. G mạch khuôn
C. A mạch khuôn D. X mạch khuôn
Câu 17. Yếu tố tạo nên tính đa dạng và đặc thù của prôtêin là:
A. Thành phần, số lượng và trật tự của các axit amin
B. Thành phần, số lượng và trật tự của các nuclêôtit
C. Thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong ADN
D. Trình tự của các cặp nuclêôtit trong ARN
Câu 18. Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây:
A. Cấu trúc bậc 1 B. Cấu trúc bậc 1 và 2
C. Cấu trúc bậc 2 và 3 D. Cấu trúc bậc 3 và 4
Câu 19. Cho một số chức năng của prôtêin:
1. Enzim, xúc tác các phản ứng trao đổi chất
2. Kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể
3. Kích tố, điều hoá trao đổi chất
4. Chỉ huy việc tổng hợp NST
5. Nguyên liệu oxy hoá tạo năng lượng.
6. Tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể
Chức năng không phải của prôtêin là:
A. 2 B. 3, 4 C. 4 D. 1, 5
Câu 20. Đặc điểm chung của ADN, ARN và prôtêin là:
A. Là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
B. Có kích thước và khối lượng bằng nhau
C. Đều được cấu tạo từ các nucleotit
D. Đều được cấu tạo từ các axit amin
Câu 21. Các nguyên tố hóa học tham gia cấu tạo prôtêin là:
A. C, H, O, N, P B. C, H, O, N
C. K, C, H, O, P D. C, O, N, P
Câu 22. Điều nào dưới dây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen
B. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú
C. Đột biến gen là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa
D. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính
Câu 23. Đột biến gen là gì?
A. Là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử của NST
B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một vài cặp nuclêôtit
C. Là đột biến xảy ra tại một điểm nào đó trên ADN
D. Là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của NST
Câu 24. Các dạng đột biến gen điển hình là:
A. Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit
B. Mất, lặp, đảo đoạn trên NST
C. Mất, đảo, chuyển đoạn trên NST
D. Mất, thêm, lặp một số cặp nuclêôtit
trong chọn giống vật nuôi , cây trồng người ta cần đến tính di truyền hay tính biến dáng của sinh vật ? tại sao ?
giúp với đi mọi người ❤