Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân chắc như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng. Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.[...]. Hai tay A Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày, thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp...
(Trích “Hạng A Cháng – Ma Văn Kháng”)
1. Xác định đối tượng miêu tả trong đoạn trích và chỉ ra những chi tiết tiêu biểu làm rõ đối tượng miêu tả?
2. Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn in đậm và nêu tác dụng?
3. Khái quát nội dung chính bằng một câu văn ngắn gọn?
-Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao vừa lia qua
-Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
*Nêu tác dụng của hai câu văn sử dụng biện pháp so sánh trên
Xác định phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ trong các câu sau. Nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được dùng.
a. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
b. Dòng sông lặng ngắt như tờ
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.
(Đi thuyền trên sông Đáy- Bác Hồ)
c. Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
(Ông đồ- Vũ Đình Liên.)
d. Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
(Chợ tết-Đoàn Văn Cừ)
11, Trong đoạn thơ sau đây, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ gì? TRình bày hiệu quả của biện pháp tu từ đó?
Ôi Tổ quốc! Ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha, như vợ, như chồng
Ôi Tổ quốc! Nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
(Sao chiến thắng - Chế Lan Viên)\
12, Đọc đonạ thơ sau và trả lời những câu hỏi sau:
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra....
Đứng cạnh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
( Cây dừa - Trần Đăng Khoa)
a) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
b) Xác định cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ.
c)CHỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu cuối đoạn thơ
Viết đoạn văn (từ 8 - 10 câu) phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ (đã học ở chương trình Ngữ văn 6) có trong đoan trích sau:
"....Sau trận bão, chân trời, ngấn bể, sạch như tấm kính lau hết bụi. Mặt giời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng. Lòng đỏ trứng khổng lồ đặt lên một cái mâm bạc rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông...."
Hãy phân tích những cái hay, cái đẹp được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau:
" Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian nao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"
(Mùa xuân nho nhỏ-Thanh Hải)
Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Trong chĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mam rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thở biển đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh
a) xác định phó từ trong đoạn văn sau và nếu ý nghĩa
b)chỉ rõ, nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật có trong đoạn trích trên
c)Viết đoạn văn khoảng 6-7 câu nêu cảm nhận về hình ảnh mặt trời qua đoạn văn trên (sử dụng ít nhất 1 câu trần thuật đơn ko có từ là và 1 câu so sánh
- Dòng nào dưới đây có sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ?
A. Thương người như thể thương thân
B. Không thầy đố mày làm nên
C. Một mặt người bằng mười mặt của
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Trong văn miêu tả, thao tác nào có thể giúp người đọc hiểu được tình cảm của người viết?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả màu vàng đục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 3. Trong đoạn trích trên sự vật nào được so sánh.
Câu 4. Tìm tính từ được sử dụng trong đoạn trích trên.