Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tân Trần

Nêu suy nghĩ của em về nghệ thuật châm biếm đả kích sâu sắc của tác giả

Quốc Đạt
9 tháng 3 2019 lúc 15:13

Bác Hồ không chỉ là một vị lãnh tụ tài ba, Bác còn là một nhà thơ một nhà văn hóa lớn đầy bản lĩnh cũng như là tấm lòng nhân ái biết bao. Bên cạnh thơ ca thì bác cũng viết nhiều truyện và truyện ngắn “Vi hành” là một trong những truyện ngắn châm biếm sâu cay đả kích vua bù nhìn Khải Đinh trong một chuyến thăm Pháp năm 1922

Truyện ngắn “Vi hành” đã như kể về chuyến xe điện ngầm đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi chính là người kể chuyện, và đó chính là một người An Nam nên tưởng đó là vua Khải Định và dường như đã coi hắn như một trò giải trí rẻ tiền. Có thể thấy đôi trai gái xuống tàu người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ về câu chuyện của các ông vua rồi như đã liên hệ về cuộc vi hành mờ ám vì mục đích riêng của vua Khải định. Ta có thể thấy chính tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp của chính quyền thực dân . Tác phẩm đặc sắc “Vi hành” như cũng đã châm biếm và đả kích sâu sắc chuyến Vi hành này của tác giả . Đó có thể chính là nội dung chủ yếu của cốt truyện Vi hành.

Dường như ta thấu nghệ thuật châm biếm đả kích được thể hiện ngay từ đầu tác phẩm khi tác giả tạo tình hống gây nhầm lẫn. Và đó là việc một đôi nam nữ Pháp trên tàu điện ngầm ở Pa-ri tưởng tác giả hay đó còn chính là nhân vật tôi trong truyện là vua Khải Định. Có lẽ đôi trai gái tưởng nhầm Bác là Khải Định , tất cả người dân Pháp lúc này cúng đã tưởng tất cả những người da vàng trên đất nước Pháp đều là ông vua bù nhìn vua Khải Định và một điều nực cười hơn nữa đó chính là mời vua Khải Định sang Pháp nhưng cũng không biết đâu là vua Khải Định nữa. Có lẽ chính cái sự nhầm lẫn mà tác giả nói đến trong truyện cũng không thể nói là không có cơ sở của nó được khi mà đã được họ khó mà phân biệt được những khuân mặt khác nhau của chúng ta. Và vẫn cái nước da vàng vẫn cái mũi tẹt và vẫn cái mắt sếch vẫn cái mặt bủng beo và khô như vỏ chanh ấy thì để nhận diện một người nước Nam dường như là một điều thật khó cho họ . Nhưng dường như ta có điều cái sự nhầm lẫn của đôi trai gái ấy khiến cho Bác đã thấy thú vị khi được nghe câu chuyện của đôi trai gái ấy và câu chuyện nói đến vua Khải Định và cũng đã khiến cho hình tượng nhân vật Khải Định tuy không trực tiếp xuất hiện nhưng dường như cũng khiến cho người đọc thấy được chân dung con người hắn. Có thể thấy được rằng chính tình huống nhầm lẫn ở đây như muốn nói lên rằng đó chính là người Pháp họ nói và nghĩ về Khải Định đấy chứ. Nhưng thực chất hình thức viết thư cũng lại muốn khẳng định rằng họ đã nói thật là đúng và “tôi” còn thấy tên vua kia tồi tệ hom, đáng khinh hơn nhiều nữa. Có lẽ ở đây ta thấy được tạo tình huống gây nhầm lẫn đó chính là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất của truyện ngắn “Vi hành”.

Ta có thể nhận thấy chính tình huống truyện như vậy thật độc đáo đẩy câu chuyện lên mức hài hước hơn bao giờ hết và còn rất giàu kịch tính và tạo được hiệu quả châm biếm đả kích sâu sắc. Có thể như không cần cho nhân vật Khải Định xuất hiện tác giả chỉ ghi lại cuộc trò truyện của đôi nam nữ ở Pháp nhưng như chân dung của vui Khải Định lại hiện lên rất rõ nét. Đó chính là một ông vua bù nhìn một kẻ ló bịch một con rối một kẻ rẻ tiền. Và bên cạnh đó tác giả cũng châm biếm một cách nhẹ nhàng và hóm hỉnh thói tò mò và cả những tính hiếu kì của thị dân Pa-ri . Và nếu như mà ta chỉ nhìn bề mặt câu chữ thì có vẻ cười cợt nhẹ nhàng nhưng ẩn đăng sau nó còn chính là những đòn đả kích sâu cay mãnh liệt, đó còn là thái độ xem thường, khinh bi đối với kẻ thù. Dường như cũng “Đúng lúc đó thì có một anh vua đến với chúng ta”hoặc là “Thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ đấy chứ? Và như cũng phải trả gần rưỡi phrặng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên…” “ hôm nay cũng đã chứng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh. Và khi nghe nói ông bầu nhà hát múa rối dang định ki giao kèo thuê đấy…. ” Tưởng như những câu văn nói về sự lố bịch, nực cười của Khải Định, và nó như không chỉ nhằm mục đích vạch trần sự ngu dốt mỏng muội của hắn mà còn thể hiện một sức khái quát đến sắc sảo trong nghệ thuật châm biếm của Nguyễn Ái Quốc.

Có thể nhận thấy chính nghệ thuật châm biếm đả kích sâu sắc cũng được thể hiện rất rõ nét khi tác giả sử dụng hình thức thư tín. Tác phẩm “Vi hành” dường như đã được Nguyễn Ái Quốc tài tình khi đã viết dưới hình thức một bức thư gửi cô em họ ớ quê nhà. Và việc viết truyện ngắn dưới hình thức một bức thư có thể nói không có gì độc đáo, mới mẻ nhưng khi được đặt trong hoàn cảnh cụ thể này thì bức thư vi hành dạt được hiệu quá nghệ thuật đặc biệt. Ta như đã biết thư chính là một lối văn tự do phóng túng có thể chuyển cảnh, chuyên đổi giọng điệu một cách linh hoạt. Và dường như trong thư người ta cỏ thể trao đổi thông tin, cũng có thể bộc lộ tư tưởng, tình cảm, những tâm tư suy nghĩ của người viết. Đó còn chính là một hình thức tương đối tự do khi viết thư, và chính điều này mà có thể liên hệ tạt ngang một cách phóng túng cũng như đã có những điều kiện để phát huy sự phán đoán trí tưởng tượng phong phú kia. Ta cũng như đã thấy được những nét đặc điểm tích chất của thư từ cho nên vì vậy mà cùng một lúc tác giả đã phán đoán suy luận về thực chất chuyến vi hành của Khải Định. Ta như thấy được chính thái độ của chính quyền thực dân để đả kích chính phủ Pháp cũng như là ông vua bù nhìn Khải Định.

Dưới hình thức viết thư thì thêm một lần nữa ta có thể thấy được tính cách của Khải Định lại được khắc họa rõ nét đó hiện lên là một ông vua ăn chơi chác tán. Nhà văn thật đã tài tình khi đã mỉa mai châm biếm bản chất tính cách này của vị hoàng đế An Nam. Và cũng ngoài vi hành phải chăng vì đã chán cuộc đời ông vua to muốn nếm thử cuộc đời công tử bé, ngài cũng để hết hành lý ở hiệu cầm đồ không mang theo tùy tùng để có thể xuất hiện những nơi không lấy gì làm cao thượng. Và chính cái bản chất làm tay sai bán nước của ông vua bù nhìn này được gợi qua một loại những câu hỏi phán đoán suy luận như “ngài vi hành phải chăng ngài muốn được xem người dân Pháp có uống nhiều rượu cồn và thuốc phiện như người dân An Nam dưới quyền cai trị của ngài”.

Xét về ngôn ngữ của tác phẩm thì lại đã mang ý nghĩa châm biếm sắc sảo giọng mỉa mai châm biếm bất ngờ. Truyện ngắn ‘Vi hành’ dường như có đủ các lợi điểm nhằm chế giễu phê phán tính chất bù nhìn của vua Khải Định. Mặt khác, ta như có thể thấy được chính qua hình thức một bức thư riêng gửi cô em họ tác giả đả kích tố cáo chính sánh thuộc địa giả dối của Pháp cũng như chính chế độ ngu dân nặng nề chế độ thuế khóa cao và ngay cả kế mật thám ở ngay trên chính quốc.

Chính vì lối viết tinh tế, sắc sảo truyện ngắn ‘Vi hành” là truyện ngắn tiêu biểu cho hình thức viết truyện kí nhiều sáng tác của Bác, có thể nhận thấy có nhiều sáng tạo lời ít ý nhiều giàu chất trí tuệ và nghệ thuật châm biếm sâu sắc.

Nguyễn Ngô Minh Trí
9 tháng 3 2019 lúc 15:36

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một nhà văn đa phong cách từ làm thơ đến viết truyện ký…các tác phẩm của Người vừa cổ điển vừa hiện đại dù ở mảng nghệ thuật nào Người đều để lại những thành tựu xuất sắc. Trong những tác phẩm được viết bằng chữ Pháp, truyện ngắn “ Vi hành” là một trong những sáng tác độc đáo nhằm châm biếm đả kích chuyến thăm Pháp của Khải Định vào những năm 20 của thế kỷ 20.

Câu chuyện bắt đầu khi một đôi trai gái người Pháp đã nhìn nhầm nhân vật tôi thành vua Khải Định và coi hắn như một thú vui rẻ tiền. Từ điều này, nhân vật tôi đã nhớ đến những chuyện vi hành của các ông vua ngày xưa rồi liên hệ với những hành vi mờ ám với nhiều mục đích riêng của vua Khải Định. Với giọng văn sâu cay, sắc sảo cùng nghệ thuật châm biếm đả kích sắc biến Vi hành đã lộ rõ bộ mặt thật của ông vua xấu xa bù nhìn đã làm nhục quốc thể.

Nghệ thuật châm biếm đả kích được Bác thể hiện ngay từ cái tên của tác phẩm “ Vi hành” với hàm ý giễu cợt, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay. Vi hành trước nay được hiểu là những cuộc đi kín đáo của bậc vua chúa ngày xưa muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống của người dân. Họ mặc thường phục cải trang thành dân nghèo để hiểu hơn về cuộc sống của người dân để có được những chính sách cai trị tốt hơn. Nhưng ở đây Bác đã lồng cho “ Vi hành” một ý nghĩa hoàn toàn khác. Kẻ đang vi hành là không phải là một minh quân mà chỉ là một kẻ tay sai ngoại bang. Hành động của hắn lén lút, bất chính, cốt là để thỏa mãn những lạc thú cá nhân mà thôi.

Để câu chuyện trở nên hấp dẫn bác đã sử dụng tình huống nhầm lẫn của một đôi nam nữ trên tàu điện ngầm ở Pa – ri. Đôi nam nữ đã nhầm Bác là vua Khải Định, những người dân Pháp đều tưởng những người da vàng trên đất Pháp đều là vua Khải Định. Thật là nực cười thay khi mời vua một nước sang mà chẳng ai biết đây là ai. Đúng là thật khó cho người nước ngoài có thể phân biệt được người da vàng. Nhưng cái sự nhầm lẫn này đã khiến Bác thấy thú vị khi nghe cuộc đối thoại của họ, và cũng từ câu chuyện này nhân vật vua Khải Định đã được hiện ra dưới mắt độc giả với những nét thật tức cười: “vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh”, “cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”.

Sự xuất hiện của Khải Định thật là mạt hạng “ một anh vua đến” , thậm chí họ còn so sánh sự xuất hiện của Khải Định như một trò đấu xảo “một cách rất khôi hài”, “phải trả những nghìn rưởi phơ-răng để xem”, “hôm nay thì chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh ?”

Mục đích của Bác khi tạo nên tình huống nhầm lẫn này chính là để nói lên ý nghĩ : Đấy, nhân dân Pháp họ nghĩ, nói về ông vua nước Nam như vậy đấy.

Kết hợp với đó là hình thức chuyện dưới dạng một bức thư đã giúp thể hiện rằng chuyện họ đang nói là đúng thậm trí nhân vật “ tôi” còn thấy tên vua này đáng khinh hơn thế. Và sự nhầm lần này cũng là nghệ thuật trào phúng cơ bản xuyên suốt câu chuyện.

Để tác phẩm đạt hiệu quả châm biếm cao nhất, Nguyễn Ái Quốc đã xen kẽ những cuộc đối thoại của đôi nam nữ với những đoạn kể chuyện cho cô em họ nghe. Ngòi bút của tác giả đã tung hùng từ chuyện vua Thuấn nước Tàu đến vủa Pi-e nước Nga đi vi hành người thì cải trang thành dân cày, người thì đi làm thợ… tạo nên những nét tưởng phản để vạch rõ bộ mặt đê tiện của tên vua bù nhìn nước Nam.

Phải chăng Khải Định vi hành là ngài “Phải chǎng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alếchxǎng đệ nhất có được sung sướng, có được uống nhiều rượu, và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?”

Hay Khải định muốn “chán cảnh làm một ông vua to, bây giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé” . Cảnh ăn chơi xa xỉ của tên vua bù nhìn đã bị Bác nhìn thấu và miêu tả một cách sâu cay. Lối viết ấy mang tính “ tiểu phẩm”, rất hiểm một một mĩ tên bắn ra trúng hai đích .

`Lối viết hóm hỉnh nhẹ nhàng những nhiều ý nghĩa, Bác đã bóng gió xa gần đả kích chính quyền Pháp miếng thì nói khai hóa Đông Dương nhưng thực chất là kìm kẹp, áp bức “tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hoá, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp.” “Chính phủ bèn đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt! Đó là những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tụy.”

Chất hài hước của truyện vừa mang tính sôi nổi phương Tây, vừa mang tính thâm trầm, sâu sắc của phương Đông. Vẻ đẹp của hai nền văn hóa Đông – Tây đã được kết tinh và thể hiện một cách vô cùng độc trong truyện ngắn “ Vi Hành” . Truyện cũng là một minh chứng hùng hồn cho tính chiến đấu sắc bén của ngòi bút nghệ thuật đầy sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc.


Các câu hỏi tương tự
kiều yến linh
Xem chi tiết
Hoài Thương
Xem chi tiết
Trung Kiên
Xem chi tiết
phạm tuấn tú
Xem chi tiết
Trang Nguyen
Xem chi tiết
ThanhSungWOO
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Đỗ Quang Minh
Xem chi tiết
Lan Phương
Xem chi tiết