Hai câu đầu cho thấy nhà thơ đang thả hồn mình vào cảnh đẹp thiên nhiên. Trước hết, nhà thơ sử dụng thủ pháp so sánh. Cảnh bắt đầu từ âm thanh của suối: Tiếng suối trong như tiếng hát xa. Là tiếng hát xa cho nên tiếng suối hết sức êm ả. Chú ý trước đây, nhiều người hay so sánh tiếng hát với tiếng suối (Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền - Thế Lữ), hoặc tiếng suôi như tiếng đàn (Côn Sơn suối chảy ri rầm - Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai - Nguyễn Trãi), còn Hồ Chí Minh lại so sánh tiếng suối như tiếng hát. Sự so sánh này vừa cho thấy sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ, vừa cho thấy cảnh trí đầy sức sống. Hơn nữa, trong dêm khuya, âm thanh, cảnh trí càng thêm hữu tình.Câu 2 tạo nên sự trùng điệp của cảnh và màu sắc cổ điển nhờ sự có mặt của chữ lồng giữa câu. Đây là bức tranh nhiều tầng nhiều lớp. Cảnh hoà quyện, quấn quýt nhau mặc dù chỉ có hai màu cơ bản: sáng - tối, trắng - đen. Hai câu thơ cuối nói về sự chuyển đổi tâm trạng. Câu 3 chuyển rất khéo. Có hai lượng thông tin trong câu thơ này: thứ nhất, cảnh khuya đẹp đến mức như vẽ; thứ hai, nhà thơ chưa ngủ. Đây là thủ pháp tạo bất ngờ. Chưa ngủ được nhắc lại hai lần. Chưa ngủ vì cảnh đẹp của Việt Bắc. Nhưng quan trọng hơn là chưa ngủ vì vận nước. Ý thơ rẽ sang phía khác, mở ra một chiều sâu mới trong tâm hồn Bác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Bài thơ cho thấy sự hoà hợp giữa con người nghệ sĩ và con người chiến sĩ trong tâm hồn Bác.
Chúc bạn học tốt, nếu mình nhớ ko lầm thì đây là ở ngữ văn lớp 7 mà nhỉ