2. Ý nghĩa của những câu tục ngữ:
a, Không thầy đố mày làm nên : Đề cao vai trò của người thầy; khuyên mỗi người chúng ta phải biết ơn, biết kính trọng, tìm thầy mà học; phê phán những người vô ơn với thầy cô.
b, Thương người như thể thương thân : Đề cao việc đồng cảm yêu thương, sẻ chia; phê phán cách sống thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm.
c, Học thầy không tày học bạn : Khuyên mỗi người cần khiêm tốn học hỏi bạn bè, không được coi thường bạn bè; khuyên con người nên mở rộng phạm vi học tập, cách thức học tập để có kết quả học tập cao.
d, Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống : Giúp con người nắm rõ được được kĩ thuật, quy trình, nguyên nhân sản xuất để làm ra hạt gạo chất lượng, năng suất cao hơn.
e, Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng : Giúp con người nắm được sự vất vả hay an nhàn khi nuôi một loài vật nào đó để có thể lựa chọn giống nuôi phù hợp, năng suất thu hoạch cao hơn, đỡ tốn thời gian, vất vả hơn.
f, Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt : Giúp nhân dân chủ động phòng tránh thiên tai lũ lụt có thể xảy ra.
a, Không thầy đố mày làm nên.
+) Nói về lòng biết ơn của mình dành cho những người đã cho chung ta kiến thức, dạy dỗ chúng ta thành người.
==>Ý nghĩa tục ngữ không thầy đố mày làm nên có nghĩa là không có thầy thì chúng ta không thể nên người, không thể biết từng con chữ mặt giấy như thể nào, qua đó cũng nói lên những ý nghĩa về việc tôn sư trọng đạo luôn luôn uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, người đã giúp chúng ta khôn lớn và trưởng thành.
b, Thương người như thể thương thân.
+) Lòng yêu thương của con người với con người, tinhd cảm yêu thương trong gia đình, bạn bè, xã hội,.....
==>Ý nghĩa tục ngữ thường người như thể thương thân có nghĩa là Thương yêu những người xung quanh mình như là thương bản thân mình, biết giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn như máu chảy ruột mềm, người cùng trong một nước biết giúp nhau, anh em vào sinh ra tử với nhau. Vì thế đừng nên vì một chút lợi lộc mà sống chết mặc bay, nếu tâm đầu ý hợp có thể cùng nhau hợp tác để làm ăn và cùng nhau tạo dựng sự nghiệp khi có sự nghiệp trong tay thì anh em cũng chớ nên mà qua cầu rút ván song lại làm trò cười cho đời
c, Học thầy không tày học bạn.
+) Không chỉ học với thầy cô mà chúng ta phải học tập những người bạn có ý thức tốt và thành tích học tập tốt để bản thân mình có thể cố gắng hơn nữa.
==> Ý nghĩa biết ơn,quý ơn là phẩm chất đạo đức của tình bạn & tình thầy trò.Thầy là người cho ta nhiều kiến thức.Bạn là người giúp ta phát triển những kiến thức đã học
câu tục ngữ :”học thầy không tày học bạn” có vẻ như coi nhẹ vai trò,tác dụng của người thầy & đề cao việc học tập ở bạn bè.Cho rằng việc học ở bạn có kết quả cao hơn học ở thầy.Nhưng ta cũng cần phải nhớ rằng kiến thức của bạn có được cũng từ thầy mà ra.Tuy nhiên,học ở bạn có những thuận lợi mà học ở thầy,cô không có:bạn bè cùng lứa,dễ gần gũi,trao đổi,học tập lẫn nhau.Học ở bạn,bản thân mình sẽ thấy được chỗ tốt,chỗ kém của mình mà từ đó cố gắng vươn lên & tiến bộ.
Mình không chắc là đúng hay k cơ
a) Không thầy đố mày làm nên
ND: Muốn làm việc gì cũng phải có người hướng dẫn
Ý nghĩa: Đề cao vị thế của người thầy
d, Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
+) Đây là quy tình chăm sóc giống cây trồng sao cho các loại cây mình trồng sẽ đạt được giá trị cao.
==>Câu tục ngữ trên giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố cũng như mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố đối với nhau. Bài học kinh nghiệm này rất có ích đối với một đất nước phần lớn dân số sống bằng nghề nông. Nông dân ta còn nhấn mạnh : Một lượt tát! một bát cơm. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn…
e, Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
+) câu tục ngữ muốn nói lên sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn.
==> Chăm nuôi tằm sẽ cho ta những nguồn thu nhập đáng giá. Vì tơ tằm có giá trị rất cao trong đời sống sản xuất của con người và giá của nó rất cao.
f, Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
+) DỰ báo thời tiết khi hậu hay là những đặc điểm của thời tiết
==> nước ta, vào tháng bảy, tháng tám hàng năm thường có nhiều mưa, mưa rất to, mưa tầm tã, mưa nhiều ngày, gây ra bão, lũ lụt. Chỉ nhìn đàn kiến bò, 10 lượt kéo đi hàng đàn, nhân dân ta biết: sắp có mưa to, lũ lụt lớn sắp xảy ra: ‘Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lũ lụt’
1. Nội dung của các câu tục ngữ:
a, Không thầy đố mày làm nên : Không có thầy dạy thì không làm được việc, phải có công lao dạy dỗ, giáo dục của thầy, sự rèn giũa về đạo đức cũng như bồi dưỡng kiến thức, cách sống giúp mỗi người chúng ta trưởng thành hơn -> Cần tìm thầy mà học.
b, Thương người như thể thương thân : Thương yêu, quý trọng người khác như thương yêu chính bản thân mình.
c, Học thầy không tày học bạn : Việc học tập, noi theo, làm theo bạn nhiều khi tốt hơn, thuận tiện và hiệu quả hơn khi học thầy nhưng ko hạ thấp giá trị học thầy mà giúp ta thấy được bạn và ta là đôi bạn trang lứa, dễ thông cảm, hiểu biết nhau nên dễ trao đổi học tập hơn.
d, Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống : Nói về kinh nghiệm trồng lúa nước, là bốn khâu quan trọng trong quá trình làm ra hạt gạo, thứ nhất ruộng phải đủ nước, thứ hai ruộng phải bón phân đúng thời vụ, ruộng phải được người dân chuyên cần, chăm chỉ vun xới, làm cỏ trừ sâu, cuối cùng là phải cần coi trọng giống lúa, giống cây, khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố và mối quan hệ giữa chúng để có mùa màng bội thu.
e, Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng : Nói về việc nuôi lợn nhàn hơn còn nuôi tằm phải bận bịu, vất vả, đứng ngồi không yên.
f, Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt : Kiến bò nhiều vào tháng 7 thường là bò là cao là điềm báo sắp có lụt lội ( vì kiến có các tế bào cảm ứng chuyên biệt, nhạy cảm với thời tiết ).
a)
Mỗi người chúng ta luôn luôn phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với người thầy, nó mang một ý nghĩa riêng và điều đó đã tác động rất lớn đến mỗi con người, mỗi chúng ta đều có thể thầy vai trò của người thầy từ xưa đến nay, từ những bước chân lững chững tới trường chúng ta đã học được những bài học từ thầy cô, từ bài học làm quen với các con chữ đến những hình ảnh quen thuộc trong phép toán từ hình tròn hình vuông…, lên cao chúng ta được học phép cộng trừ nhân chia, thường thì để dễ hiểu cô đã lấy ví dụ rất linh hoạt về những thứ mà học trò có thể tưởng tượng, những bài học đó đã thấm vào trí óc của mỗi chúng ta, nếu không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo liệu rằng chúng ta có biết được những điều đó hay không.Câu tục ngữ trên đã được trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta và nó hoàn toàn đúng, nó không chỉ mang lại cho chúng ta những bài học đường đời mà còn dạy dỗ chúng ta những bài học làm người sâu sắc, nhiều câu tục ngữ khác cũng nói về vị trí của người thầy trong mỗi chúng ta “ muốn sang thì bắc cầu kiều muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, hàng loạt những câu tục ngữ hay nói về vai trò của ngườ thầy, mỗi chúng ta luôn luôn phải biết ơn và có những sự thành kính sâu sắc đối với người thầy đã từng dạy dỗ chúng ta nên người, nhờ sự dạy dỗ đó mà chúng ta mới có thể trở thành những người có ích cho xã hội này.
b)Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu .tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.
Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.Trong một nhóm người cũng như trong một xã hội, lời nói thật là quan trọng vô cùng: lời nói làm cho được lòng người hay mất lòng người trong nháy mắt. Người khôn bao giờ cũng muôn được lòng người, người tu càng muốn được lòng người hơn nữa ! Nhân tâm thật là quý báu, nhân tâm không thể mua bằng tiền, đúng theo lời ca dao
c)
Câu tục ngữ đã đưa ra một phương pháp học tập tối ưu, mang lại sự hiệu quả cao hơn. So với người thầy bạn không dám hỏi và một số vấn đề bạn không hiểu nhưng học với bạn thì bạn có thể hiểu theo cách của bạn bằng nội dung thầy hướng dẫn.
Trong cuộc sống, việc học không bao giờ dư thừa, có thể học tập ở mọi lúc mọi nơi, không chỉ ở trường học thầy cô mà còn phải học hỏi từ bạn bè. Câu tục ngữ Học thầy không tày học bạn ý mang nhiều nghĩa khác nhau, khái quát hơn.
Học thầy ở đây là học những điều hay lẽ phải những kiến thức mà người thầy truyền đạt một cách logic. Học thầy là 1 việc làm cần thiết, thầy là người có nhiều kinh nghiệm, kiến thức vững để truyền đtạ cho chúng ta, học từ thầy những kiến thức bổ ích cho mình.
Học bạn là học cũng theo sách vỡ, sự chỉ dẫn của thầy nhưng học bạn có thể hcj được nhiều thứ, như học cách đi ra bên ngoài, thế giới xung quanh. Bên cạnh đó ta có thể hỏi bạn những kiến thức mà mình chưa hiểu với sự giản giải của thầy. đó cũng là một ý kiến hay cho sự học hỏi từ bạn.
Học thầy ko tày học bạn nó ko hề có ý phủ nhận sự học tập từ thầy giáo mà chính là 1 lời khuyên hết sức đầy đủ và đúng đắn: Học ko chỉ học từ những kiến thức sách vở, từ những bài giảng, chừng đó chưa đủ mà cần phải học thêm từ bạn bè, chính bạn bè sẽ là người tận tâm chỉ bảo những điều mà ta khó nói với thầy cô, và bạn bè cũng là nguồn động lực giúp ta có thể vươn lên trong học tập.
Không chỉ vậy đó còn là một các để ta ích ũy được nhiều kiến thứ hơn. Mang một cách khái quát về những kiến thức mà thầy và bạn đã chia sẽ cùng bạn. câu tục ngữ đã mang một ý nghĩa sâu xa, chúng ta cần phải tiếp thu một cách có hiệu quả trong học tập, công việc cũng nhưng sự hướng dẫn của thầy giáo bên cạnh đó là sự giúp đỡ của bạn.
d)Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống là câu tục ngữ của nhân dân ta chỉ ra 4 yếu tố quan trọng để làm nên một vụ mùa bội thu trong nông nghiệp lúa nước, đó là 4 yếu tố: Nước, Phân bón, Công chăm sóc, Giống lúa.
- Nhất nước: Thứ nhất là Nước. Ruộng lúa phải đảm bảo nước đầy đủ.
- Nhì phân: Thứ nhì là Phân Bón. Phân Bón cần được bón đúng loại, đầy đủ và đúng thời điểm.
- Tam cần: Thứ ba là Cần, tức là lao động, bỏ công sức chăm sóc, ví dụ làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh, v.v..
- Tứ giống: Thứ tư là Giống, tức là giống lúa, giống tốt thì mới cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Đây là 4 yếu tố quan trọng để có một vụ mùa bội thu, năng suất cao.
b) Thương người như thể thương thân
ND: Câu tục ngữ khuyên chúng ta hãy yêu người khác như chính bản thân mình
Ý nghĩa: Đề cao đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta đó là lòng thương người, lòng nhân đạo
c) Học thầy không tày học bạn
ND: Hovj thầy không bạn học bạn
Ý nghĩa: Đề cao giá trị người bạn
d ) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
ND:Câu tục ngữ khẳng định ý nghĩa quan trọng các yếu tố đối với nghề trồng trọt: thứ nhất là nước, thứ hai là phân bón, thứ ba là chăm sóc, thứ tư là ra được giống lúa
Ý nghĩa: Câu tục ngữ giúp người lao động biết được thứ tự quan trọng trong nghề trồng trọt. Và biết được nơi nào đủ điều kiện để trồng
f) Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
ND: Tháng bảy âm lịch nều thấy kiến bò lên mặt đất thì sắp có lũ xảy ra
Ý nghĩa: Nhìn vào đàn kiến bò lên cao tìm chổ ẩn nấp thì người dân biết sắp có lũ lụt xảy ra nên tìm cách bảo vệ tìa sản mùa màng, tính mạng...
a,Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.
Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.
Giải thích câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”
Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.
Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.
Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt