Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Hoàng Anh

nêu nội dung và nghệ thuật của

những bài ca dao lớp 7

Vũ Như Quỳnh
18 tháng 5 2018 lúc 17:51

II: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG,ĐẤT NƯỚC<CON NGƯỜI ( trang 37 SGK tập 1 lớp 7)

Câu 1

Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với nhưng đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố – chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.

Những địa danh trong bài 1 là những địa danh ở vùng Bắc Bộ nước ta. Nó gắn với những đặc điểm lịch sử, địa lí, văn hoá của nhiều vùng đất. Người hỏi đã chọn được nhiều nét tiêu biểu để đố, trong khi đó, người đáp cũng trả lời rất đúng. Cuộc hỏi đáp diễn ra như vậy chính là cơ sở để các chàng trai và các cô gái bày tỏ tình cảm với nhau.

Vũ Như Quỳnh
18 tháng 5 2018 lúc 17:53

II: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG,ĐẤT NƯỚC<CON NGƯỜI ( trang 37 SGK tập 1 lớp 7)

Câu 2 ( mk làm thiếu chút,bổ sung nha)

c.

c. Cảm xúc gợi lên từ cảnh.

- Đây là địa danh nổi tiếng bậc nhất của chốn kinh kì ngàn năm văn vật, đã đi vào máu thịt tâm hồn của mọi người.

- Cảnh vừa có hồ (hồ Hoàng Kiếm) vừa có đền (đền Ngọc Sơn) vừa có cầu (cầu Thê Húc) lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút, một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau, làm cho cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liên bởi yếu tố văn hóa và lịch sử.

d. Câu hỏi kết thúc bài thơ.

- Gợi nhắc đến công lao của cha ông đã tạo đựng nên thắng cảnh.

- Đó còn là lời nhắn nhủ con cháu cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và xây dựn để cho đất nước ngày càng đẹp hơn.

Vũ Như Quỳnh
18 tháng 5 2018 lúc 17:55

II: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Câu 4:

- Dòng thơ 12 tiếng thay vì 6 tiếng và 8 tiếng (lục, bát) mà chúng ta vẫn thường gặp ở các bài ca dao khác.

- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: đối xứng, điệp ngữ, đạo từ:

+ Đứng bên ni đồng – Đứng bên tê đồng -> Điệp từ và đối

+ Mênh mông bát ngát – Bát ngát mênh mông -> Đảo điệp

- Ý nghĩa tác dụng:

+ Làm tăng thêm sự rộng lớn mênh mông của cánh đồng.

+ Thể hiện sự sống căng nồng, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái.

Vũ Như Quỳnh
18 tháng 5 2018 lúc 17:45

I. NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH ( trang 35 SGK tập 1 lớp 7)
Câu 1:

a. Nội dung tình cảm mà bài ca dao muốn diễn đạt

- Có lẽ đây là bài ca dao đã gảy đúng sợi dây tình cảm thiêng liêng nhất, tha thiết nhất trong trái tim mỗi người, tình cảm đối với cha mẹ.

- Nội dung của bài ca dao là lời nhắc nhở con cái về công lao trời biển của cha mẹ. Là sự nhắn nhủ bổn phận và trách nhiệm làm con không bao giờ được quên công lao ấy.

b. Cái hay của bài thơ.

- Dùng biện pháp nghệ thuật so sánh ví von.

- Công cha được so sánh với núi "ngất trời". Nghĩa mẹ được so sánh với nước "biển Đông". Đây là lối ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao.

+ Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn không thể nào kể hết được.

+ Cha uy nghiêm, vững chãi được so sánh với núi. Mẹ dịu dàng, bao dung được so sánh với biển. Cách so sánh đầy thú vị phù hợp với tính cách của mỗi người.

- Biện pháp đối xứng: làm khắc sâu thêm ấn tượng công cha đối xứng với nghĩa mẹ, núi đối xứng với biển.

- Từ "công" là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành "cù lao chín chữ" để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng.

- Thể thơ lục bát mền mại và sự ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng: Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.

Vũ Như Quỳnh
18 tháng 5 2018 lúc 17:46

Câu 2:

Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khổ lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ốm, bệnh tật.

Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:

- Chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy.

- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.

- Ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.

Vũ Như Quỳnh
18 tháng 5 2018 lúc 17:47

Câu 3

Nỗi niềm nhớ thương và tôn kính với ông bà được thể hiện:

- Hành động: "Ngó lên" thể hiện sự thành kính tôn trọng.

- Sự vật so sánh: "nuột lạt mái nhà" – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương.

Gợi nhắc đến công lao của ông bà ngày xưa đã xây dựng lên ngôi nhà, bàn tay ông bà đã buộc từng nuột lạt ấy. Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.

- Lối so sánh: "Bao nhiêu… bấy nhiêu".

+ Cụ thể hóa nỗi nhớ.

+ Nỗi nhớ trùng điệp nhiều vô kể, không thể nào kể xiết. Đây là lối so sánh mức độ

Vũ Như Quỳnh
18 tháng 5 2018 lúc 17:48

Câu 4:

Câu 4 là những câu hát về tình cảm anh em. Anh em là hai nhưng cũng là một, vì: "Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân" (cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, cùng chung buồn vui, sướng khổ). Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay (những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất). Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.

Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.

Vũ Như Quỳnh
18 tháng 5 2018 lúc 17:52

II: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG,ĐẤT NƯỚC<CON NGƯỜI ( trang 37 SGK tập 1 lớp 7)

Câu 2:

a. Cụm từ "Rủ nhau" đứng ở đầu bài ca dao có ý nghĩa.

- Người ta chỉ "Rủ nhau" khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi.

- Mọi người cùng có chung ý muốn, sở thích.

- Điều mà khiến cho mọi người "Rủ nhau" phải có sự hấp dẫn hứng thú, không thể không đi, không thể không làm, niềm háo hức của người làm cảnh.

b. Cách tả của bài ca dao

- Không miêu tả cụ thể mà liệt kê những địa danh và những thắng cảnh nổi bật.

- Ý nghĩa: vẻ đẹp của cảnh là vô cùng phong phú, đa dạng.

Vũ Như Quỳnh
18 tháng 5 2018 lúc 17:54

II: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Câu 3:

Cảnh trí xứ Huế trong câu 3 được tác giả dân gian phác hoạ qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường được gợi nên bằng những màu sắc rất nên thơ, tươi tắn (non xanh, nước biếc). Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ ("tranh hoạ đồ") – ngày xưa cái gì đẹp thường được ví với tranh (đẹp như trong tranh). Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi quây quần. Biện pháp so sánh vẫn là biện pháp tu từ chủ đạo tạo nên vẻ đẹp trong những câu ca dao này.

Đại từ "Ai" trong lời mời, lời nhắn gửi ("Ai vô xứ Huế thì vô") là một từ phiếm chỉ (đa nghĩa, có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhắn gửi đến mọi người). Lời mời ấy vừa có hàm ý tự hào về cảnh thiên nhiên xứ Huế, vừa như muốn chia sẻ nó với tất cả mọi người.

Vũ Như Quỳnh
18 tháng 5 2018 lúc 17:56

CÒN PHẦN THAN THÂN VÀ CHÂM BIẾM BẠ TỰ LÀM NHA


Các câu hỏi tương tự
Miko
Xem chi tiết
Nhung Tăng
Xem chi tiết
Hoa Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Thúy
Xem chi tiết
chi đỗ
Xem chi tiết
Đạt Vẩu
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Minh Tuan Nguyen
Xem chi tiết
Minh Tuan Nguyen
Xem chi tiết