Thường dùng phép so sánh, ẩn dụ. Luôn tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có
* Diễn đạt bằng so sánh:
Ví dụ:
- Một mặt người bằng mười mặt của.
- Học thầy không tày học bạn.
- Thương người như thể thương thân. Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt.
- Trong câu thứ nhất, hai vế nối với nhau bằng từ so sánh "bằng". Nội dung so sánh là người và của, giá trị là: Một mặt người / mười mặt của.
- Trong câu thứ hai hai vế nối với nhau bằng từ so sánh "không tày". Nội dung so sánh là thầy và bạn.
- Trong câu thứ ba hai vế nối với nhau bằng từ so sánh "như thể Nội dung so sánh là tình thương với bản thân và với mọi người. Cách sử dụng so sánh có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.
* Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ.
Ví dụ:
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả - thành quả, người trồng cây - người có công giúp đỡ, sinh thành...
- Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ hai một cây - một cá nhân, chỉ sự đơn lẻ, ba cây - chỉ số đông, sự đoàn kết.
- Phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.
* Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:
- Cái răng, cái tóc không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung - là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người.
- Đói, rách không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung; sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.
- Ăn, nói, gói, mở... ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung. Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.