- Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ, tiến đánh nước ta
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc khánh chiến
- Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng
- Trên bộ, quân ta chặn đánh địch quyết liệt -> quân Tống đại bại
Khoảng đầu năm 981, trên các hướng, quân Tống tiến vào nước ta, đạo quân Hầu Nhân Bảo tiến khá nhanh nhưng đến Bình Lỗ bị một lực lượng mạnh quân Đại Cồ Việt do Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy đánh cho thiệt hại nặng phải lui quân đóng trại.
Đạo quân Tôn Toàn Quân và Trần Khâm Tộ tiến được xuống Hoa Đô (Bắc Giang, Bắc Ninh) bị chặn đánh cũng phải dừng lại không tiến được.
Đạo thủy quân tiến vào sông Bạch Đằng bị quân ta có trận địa hiểm yếu là bãi cọc ngầm đã chặn đánh quyết liệt. Thủy quân Tống bị đánh thiệt hại nặng, phải lui quân. Đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.
Hầu Nhân Bảo không nhận được tin tức của hai đạo quân kia, lại tổ chức đánh xuống Bình Lỗ. Lê Hoàn đã bố trí trận địa mai phục lớn đợi giặc. Trận đánh diễn ra quyết liệt với thế chủ động của ta tại vùng Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội). Quân Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân bảo cũng bị chết trận.
Đạo quân Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ nghe được tin hai đạo quân bên phải, bên trái đều bị đánh bại, hoảng sợ vội rút chạy. Quân ta truy kích tiêu diệt phần lớn đạo quân này.
Cả ba đạo quân đều đại bại, vua Tống phải hạ lệnh bãi binh. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi góp phần củng cố nền độc lập dân tộc. Đất nước được yên hàn trong suốt gần một thế kỷ.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống của Lê Hoàn -981-.
* Hoàn cảnh : cuối năm 979, nhà Đinh rối loạn , quân Tống xâm lược .
* Diễn biến :
- Cuối năm 981, nhà Tống cử Hầu Nhân Bảo chỉ huy quân thủy bộ tiến vào nước ta :
- Lê Hoàn cho đóng cọc và chận giặc ở sông bạch Đằng (đóng cọc ở áp dụng kinh nghiệm của Ngô Quyền , đã nối tiếp truyền thống trong nghệ thuật đánh giặc)
- Diệt quân bộ ở biên giới phía Bắc , Hầu Nhân Bảo tử trận.
* Kết quả: cuộc xâm lược của Nhà Tống thất bại.
* Ý nghĩa:
-Đánh bại cuộc xâm lược của quân Tống , củng cố lòng tin vững chắc ở sức mạnh và tiền đố của dân tộc.
-Khẳng định quyền làm chủ đất nước .
- Lê Hoàn trao trả tù binh và quan hệ bình thường với nhà Tống .
* Nguyên nhân thắng lợi : sự chiến đấu anh dũng của của quân dân, tài chỉ huy của Lê Hòan