a,Thời Tần, chế độ phong kiến ở Trung Quốc đã được hình thành, Tần Thuỷ Hoàng đã thi hành một loạt chính sách như chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam...
Các vua thời nhà Hán đã xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ
nhận ruộng cày cấy và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nhờ thế, kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước đã vững vàng. Nhà Hán còn tiến hành nhiều cuộc chiến tranh, xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam.
b,
Kéo dài 4 thế kỷ, nhà Hán được xem như là Triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc.[3] Cho đến ngày nay, nhóm dân tộc chiếm phần lớn dân số Trung Quốc cũng tự cho mình là người Hán, và chữ viết Trung Quốc cũng được xem là chữ Hán.[4]
Nhà Hán đặt ra các khu vực cai trị được quản lý trực tiếp từ trung ương, thường được gọi là quận và một số nước chư hầu. Tuy nhiên, những nước này đã dần dần bị loại bỏ, đặc biệt là sau Loạn bảy nước xảy ra dưới thời Hán Cảnh Đế Lưu Khải. Năm 200 TCN, một quốc gia du mục ở miền Bắc là Hung Nô đã đánh bại quân đội nhà Hán. Sau khi thất bại, nhà Hán đã bắt đầu dựng lên một cuộc hôn nhân giữa công chúa nhà Hán với vua Hung Nô. Và thực sự, nhà Hán đã chịu thua kém Hung Nô. Mặc dù hai bên đã ký hòa ước với nhau, nhưng người Hung Nô vẫn thường xuyên tấn công biên giới phía Bắc nhà Hán. Đến thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt, ông đã phát động nhiều chiến dịch quân sự chống trả, và những chiến thắng trong những cuộc chiến cuối cùng đã khiến Hung Nô phải thần phục và hằng năm nộp cống cho nhà Hán. Những chiến dịch mở rộng cương thổ được thực hiện chủ yếu tại lòng chảo Tarim, Trung Á. Thành lập một hệ thống thương mại rộng lớn tới tận khu vực Địa Trung Hải mà người ta thường gọi là con đường tơ lụa. Nhà Hán chia Hung Nô thành hai nước đối lập nhau, Nam và Bắc Hung Nô qua sông Y Lê. Tuy đã ổn định biên giới phía bắc, nhưng nhà Hán vẫn gặp nhiều cuộc tấn công của người Tiên Ti.
d,Ở thời Tống, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề cấp bách được đặt ra cần phải giải quyết. Được nhà vua đồng ý, năm 1069 Vương An Thạch đã đề ra một chương trình cải cách toàn diện, mạnh dạn. Trong đó có điểm đáng chú ý là: Nhà nước sẽ đứng ra cho dân chúng vay nợ trong kì giáp hạt, giảm nhẹ khoản đóng góp của nhân dân, khuyến khích khẩn hoang, làm các công trình thuỷ lợi để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình cải cách không được bao nhiêu, mặc dù chính sách cải cách của Vương An Thạch vẫn được thi hành cho đến khi Tống Thần Tông chết (1085) mới bãi bỏ.Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp được mở rộng hơn. Nghề dệt có nhiều tiến bộ.
c,Nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị, Hoàng đế có uy quyền vô biên. Cùng với việc củng cố bộ máy triều đình, các hoàng đế nhà Đường đã thi hành hai việc đáng chú ý: một là cử người thân tín cai quản các địa phương, đặc biệt là cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ, cai trị các vùng biên cương (đây là chức quan chỉ huy, cai quản cả dân sự và quân sự); hai là đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan. Không phải chỉ có dòng dõi quý tộc, mà con em địa chủ, nếu học giỏi có tài, thi đỗ cũng có thể ra làm quan, được phong tước vị. Như thế, chế độ phong kiến đã tạo điều kiện cho các tầng lớp phong kiến được tham gia bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Chính quyền phong kiến đến thời Đường đã được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
e,
Chế độ chính trị của triều Nguyên và của triều Kim đều thừa tập chế độ của triều Tống, chọn thi hành chế độ văn võ phân quyền, lấy Trung thư tỉnh tổng quản chính vụ, Xu mật viện quản lý binh quyền. Tuy nhiên, Trung thư tỉnh của triều Nguyên đã trở thành cơ quan hành chính tối ao trung ương, Nguyên không đặt Môn hạ tỉnh, Thượng thư tỉnh khi đặt khi không, chỉ có thời Thế Tổ và Vũ Tông là đặt, do vậy quyền lực của Mông hạ tỉnh và Thượng thư tỉnh đều giao cho Trung thư tỉnh
f Nhà Minh
Sau nhà Đường, nhà Tống đến nhà Nguyên.
- Nhà Minh thành lập (1368 1644), người sáng lập là Chu Nguyên Chương, từ cuộc khởi nghĩa nông dân.
- Về bộ máy chính quyền: Nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua, bỏ Thái úy và Thừa tướng thay vào đó là các bộ.
- Về chính sách xâm lược: Mở rộng bành trướng ra bên ngoài, trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề.
Cũng như các triều đại phong kiến trước đó, cuối triều Minh ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ, còn nông dân ngày càng cực khổ ruộng ít, sưu cao, thuế nặng, cộng với phải đi lính phục vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ của các triều vua, vì vậy mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ ngày càng gay gắt và cuộc khởi nghĩa nông dân Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ.
g,- Khởi nghĩa của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ, giữa lúc đó bộ tộc Mãn Thanh ở phía Bắc Trung Quốc đã đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanh (1644 1911).
-
- Về bộ máy chính quyền: Ra sức củng cố bộ máy chính quyền, áp bức dân tộc, bắt người Trung Quốc ăn mặc và theo phong tục người Mãn, mua chuộc địa chủ người Hán.
- Đối ngoại: Thi hành chính sách bế quan tỏa cảng trong bối cảnh bị sự nhòm ngó của tư bản phương Tây dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm cho nhà Thanh sụp đổ.
ko biết có đúng ko đó