I- TRÙNG ROI XANH
- Trùng roi xanh sống trong nước : ao, hồ, đầm, ruộng kể cả các vũng nước mưa.
1- Cấu tạo và di chuyển
- Cơ thê trùng roi xanh là một tế bào có kích thước hiến vi (= 0,05mm). Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có 1 roi dài. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyến.
Cấu tạo cơ thể trùng roi gồm có nhân, chất nguyên sinh có chứa các hạt diệp lục (khoảng 20 hạt), các hạt dự trừ (nhỏ hơn) và điểm mắt (cạnh gốc roi). Dưới điểm mắt có không bào co bóp. Điểm mắt giúp trùng roi nhận biết anh sáng.
2. Dinh dưỡng
ở nơi ánh sáng, trùng roi xanh dinh dưỡng như thực vật. Nếu chuyển vào hồ tối lâu ngày, trùng roi mất dần màu xanh. Chúng vần sông được nhờ đồng hoá những chất hữu cơ hoà tan do các sinh vật khác chết phân huỷ ra (còn gọi ả dị dưỡng).
Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. Không bào co bóp tập trung nước thừa cùng sản phẩm bài tiết rồi thải ra ngoài, góp phần điều chỉnh áp suất thẩm thấu của cơ thể.
3. Sinh sản
Nhân nằm ở phía sau cơ thể, khi sinh sản, nhân phàn đôi trước, tiếp theo là chất nguyên sinh và các bào quan. Cơ thể phân đôi theo chiều dọc.
4. Tính hướng sáng
- Người ta đã làm một thí nghiệm đơn giàn sau : đặt bình chứa trùng roi xanh trên bậc cửa sổ. Dùng giấy đen che tối nữa trong thành bình. Qua vài ngày bỏ giấy đen ra và quan sát binh thấy phía ánh sảng nước có màu xanh lá cây, phía che tối màu trong suốt.
TẬP ĐOÀN TRÙNG ROI
- Ở một số ao và giếng nước, đôi khi có thể gặp các “hạt” hình cầu, màu xanh lá cây, đường kính khoảng lmm, bơi lơ lửng, xoay tròn. Đó là tập đoàn trùng roi (còn gọi là tập đoàn Vôn vốc)
II - TRÙNG BIẾN HÌNH
- Trùng biến hình là đại điện tiêu biểu của lớp Trùng chân giả. Chúng sống ở mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng. Đôi khi, chúng nổi lận vào lớp váng trèn các mặt ao, hổ. Có thể thu thập mầu trùng biến hình để quan sát dưới kính hiển vi. Kích thước chúng thay đổi từ 0,0 lmm đến 0,05mm.
1. Cấu tạo và di chuyến
- Trùng biến hình được coi như một cơ thể đơn bào đơn giàn nhất. Cơ thể chúng gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân (hình 5.1). Trùng biến hình di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. Vì thế cơ thế chúng luôn biến đổi hình dạng.
2. Dinh dưỡng
- Hình 5.2 vẽ lại 4 giai đoạn trùng biến hình bắt mồi và tiêu hoá mồi. Quá trình đó được trình bày bằng; 4 câu ngắn, sắp xếp theo trinh tự chưa hợp lí dưới đây :
- Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.
- Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ...).
- Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.
- Không bào tiêu hoá tạo thành bao lấy mồi, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.
Thức ăn được tiêu hoá trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào.
- trao đổi khí (lấy ôxi, thải co?) thực hiện qua bề mặt cơ thê. Nước thừa được tập trung về một chồ gọi là không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài. Chất thải được loại ra ờ vị trí bất kì trên cơ thể.
3. Sinh sản
Khi gặp điểu kiện thuận lợi (về thức ăn, nhiệt độ...), trùng biến hình sinh sản theo hình thức phân đôi.
III. TRÙNG GIÀY
Trùng giày là đại diện của lớp Trùng cỏ. Tê bào trùng giày đã phân hoá thành nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng sống nhất định.
1. Cấu tạo
Phần giữa cơ thể là bộ nhân gồm : nhân lớn và nhân nhỏ. Nửa trước và nửa sau đều có 1 không bào co bóp hình hoa thị, ở vị trí cố định. Chồ lõm của cơ rãnh miệng, cuối rãnh miện? có lỗ miệng và hầu (hình 3.1).
2. Dinh dưỡng
Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ...) được lông dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu
vo thành viên trong không bào tiêu hoả. Sau đó bào tiêu hoá rời hầu di chuyển trong cơ thể nột quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hoá biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.
Chất bã được thải ra ngoài qua lồ thoát ở thành cơ thể hình 5.3).
3. Sinh sán
Ngoài hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang. trùng giày còn có hình thức sinh sàn hữu tính gọi là sinh sản tiếp hợp.
IV. TRÙNG KIẾT LỊ.
Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chí khác ở chồ chân giả rất ngắn. Bào xác trùng kiết lị (hình 6.1) theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu hoá người. Đến ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hoá chúng (hình 6.2) và sinh sản rất nhanh. Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài. phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.
V - TRÙNG SỐT RÉT
1. Cấu tạo và dinh dưỡng
- Trùng sốt rét thích nghi với kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen. Chúng có kích thước nhò. không có bộ phận di chuyên và các không bào, hoạt động dinh dưỡng đểu thực hiện qua màng tế bào.
2. Vòng đời
Trùng sốt rét do muỗi Anôphen (hình 6.3) truyền vào máu người. Chúng chui vào hổng cầu để kí sinh và sinh sàn cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới. phá vỡ hổng cẩu chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình huỷ hoại hồng cầu (cứ sau 48 giờ một lần với trùng sốt rét thường gặp, gây ra bệnh sốt
rét cách nhật) (hình 6.4).
3. Bệnh sốt rét ở nước ta
Trước cách mạng Tháng Tám. bệnh sốt rét rất trầm trọng ở nước ta. Nhờ kế hoạch xoá bỏ bệnh sốt rét do Viện sốt rét Côn trùng và Kí sinh trùng chú trì, cân bệnh nguy hiểm này đã bị đẩy lùi dần, dù thỉnh thoảng bệnh vẫn còn bột phát ở một số vùng.