Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam

Vũ Quang Huy

Nêu những đặc điểm chính của địa hình nước ta.

Vì sao đồi núi là bộ phận quan trọng của cấu trúc địa hình Việt Nam ?

Tường Vy
5 tháng 5 2019 lúc 11:53

Đặc điểm chính của địa hình nước ta:

Phần đất liền nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, ¼ diện tích là đồng bằng. Đồi núi chủ yếu đồi núi thấp tập trung chủ yếu ở các tỉnh biên giới phía Bắc chạy dọc từ Bắc vào Nam. Hướng núi chủ yếu chạy theo hai hướng Tây Bắc – Đông Nam và cánh cung. Đồng bằng chủ yếu là đồng bằng châu thổ, được các con sông bồi đắp phù sa. Đồng bằng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì:
-Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và là dạng địa hình phổ biến nhất.
-Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên(sự phân hóa đai cao).
-Đồi núi chứa nhiều tài nguyên:đất,rừng,khoáng sản,trữ năng thủy điện.
-Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến kinh tế-xã hội.
Sinh Nguyễn Thị
5 tháng 5 2019 lúc 12:22

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì:
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và là dạng địa hình phổ biến nhất.
- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên(sự phân hóa đai cao).
- Đồi núi chứa nhiều tài nguyên:đất,rừng,khoáng sản,trữ năng thủy điện.
- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến kinh tế-xã hội.

đặc điểm chung

1. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam: -Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
+Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
- Cấu trúc địa khá đa dạng.
+ Địa hình nước ta có cấu trúc được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ nét theo độ cao, thấp dân từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.
+Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: Hướng tây bắc-đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).
Minh Nhân
5 tháng 5 2019 lúc 13:15

-

Đặc điểm chính của địa hình nước ta:

Phần đất liền nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, ¼ diện tích là đồng bằng. Đồi núi chủ yếu đồi núi thấp tập trung chủ yếu ở các tỉnh biên giới phía Bắc chạy dọc từ Bắc vào Nam. Hướng núi chủ yếu chạy theo hai hướng Tây Bắc – Đông Nam và cánh cung. Đồng bằng chủ yếu là đồng bằng châu thổ, được các con sông bồi đắp phù sa. Đồng bằng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng => thuận lợi cho sản xuất và trồng lúa nước.

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

Trên phần đất liền, đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85%. Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1%, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m.
Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo như vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh) trong vịnh Bắc Bộ.
Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta.



Ducanhdeptraibodoi
5 tháng 5 2019 lúc 14:39

Câu 1 :

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
* Địa hình nước ta rất đa dạng.
– Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
+ Chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích
+ Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.
– Đồng bằng lớn:
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực
– Ngoài ra còn các đảo và quần đảo.
– Núi Bạch Mã, Mũi Nhạy….

2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
– Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo dựng lên.
+ Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải.
+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.
– Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam.
– Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.

3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
– Địa hình nước ta luôn bị biến đổi mạnh mẽ.
– Do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
– Đã xuất hiện ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo (cac công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,.) trên đất nước ta.

Câu 2:

Câu 1: Vì:

- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì:
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và là dạng địa hình phổ biến nhất.
- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên(sự phân hóa đai cao).
- Đồi núi chứa nhiều tài nguyên:đất,rừng,khoáng sản,trữ năng thủy điện.
- Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến kinh tế-xã hội.


Các câu hỏi tương tự
Xích U Lan
Xem chi tiết
Lee Je Yoon
Xem chi tiết
Chung Gà Mờ
Xem chi tiết
Hoa Nguyễn Thị Xuân
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Scarlett Ohara
Xem chi tiết
manhcuong nguyen
Xem chi tiết
Võ Phương Nhi
Xem chi tiết
trần lệ quyên
Xem chi tiết