Phẫn uất vì thất bại nhục nhã sau các cuộc Chiến tranh Nha phiến (1840 - 1842 và 1857 - 1860), Chiến tranh Thanh - Nhật (1894 - 1895), đặc biệt là việc liên quân tám nước kéo vào cướp phá Bắc Kinh (1900) cùng với đó nhân dân Trung Quốc muốn thực hiện cải cách thể chế chính trị và phế bỏ nhà Thanh. Ngoài ra cao điểm nhất là vào thời điểm nhà Thanh thực hiện "Quốc hữu hóa đường sắt", trao quyền kinh doanh tuyết đường sắt Việt-Hán và xuyên Hán cho cả bốn đế quốc Anh, Mỹ, Pháp và Đức.
Theo suy nghĩ của những người đương thời, thì nhà Thanh là một chính quyền do ngoại tộc (Mãn Châu) làm chủ, vừa hèn yếu thối nát, vừa ngăn trở đất nước phát triển theo đường lối tư bản.
Lúc bấy giờ có Tôn Dật Tiên (còn gọi là Tôn Văn hay Tôn Trung Sơn) hiểu rõ ý nguyện của dân, ông sáng lập Đồng Minh hội tại Nhật Bản với cương lĩnh "Đánh đuổi giặc Thát[2], khôi phục Trung Hoa, lập chính phủ hợp quần".
Theo sử liệu, thì Cách mạng Tân Hợi thành công không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả của cuộc vận động cách mạng lâu dài và các cuộc nổi dậy trước đó, mà công đầu là Đồng Minh hội do Tôn Dật Tiên làm Tổng lý.