+ Sự giảm sút tài nguyên biển - đảo do:
- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi. nhất là thủy sản ven bờ
- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...
- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.
- Môi trường biển - đảo bị ô nhiễm với xu hướng ngày càng tăng.
+ Ô nhiễm môi trường biển - đảo do:
- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.
- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.
b. Nước ta đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển. Chính phủ cũng đưa ra những kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Sau đây là một số phương hướng chính :
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu
ô nhiễm nước
nguyên nhân
+hóa chất thải ra từ các nhà máy
+lượng phân hóa học & thuốc trừ sâu dư thừa trên ruộng đồng
+chất thải sinh hoạt
hậu quả
+nhiễm bẩn nguồn nc sông;hồ;nc ngầm
+tạo thủy triều đỏ
+làm chết ngạt các sinh vật sống khác
Giải quyết
không xả rác bừa bãi
không lạm dụng thuốc hóa học;thuốc trừ sâu..
Biện pháp khắc phục:
Ở Việt Nam người dân nên được giáo dục ý thức bảo vệ nước sạch và mội trường
Tất cả mọi người dân hãy thực hiện những hành vi như:
– Không thải bỏ tự do bất cứ vật gì xuống dòng nước, ra môi trường chung, tiết kiệm nước và sẵn sàng tham gia vào các hương ước, quy định của địa phương về bảo vệ đất, nước và môi trường.
– Phân loại rác tại gia đình và tận dụng lại các túi nylon, đồ nhựa, vật thủy tinh.
– Mỗi gia đình phải có ít nhất 01 nhà tiêu hợp vệ sinh.
– Trong ăn uống, tiêu dùng đừng lãng phí để bảo đảm kinh tế và duy trì nguồn lực trái đất.