1. Hình thức nuôi trồng thủy sản trong ao
Đây là hình thức phổ biến nhất và xuất hiện sớm nhất ở Việt Nam. Từ thời xa xưa, người dân Việt Nam đã biết đào ao thả cá, sau đó họ xây dựng các mô hình sản xuất tổng hợp theo VAC. Hình thức này được giới hạn trong phạm vi nhất định tùy theo diện tích ao nuôi và người dân có thể áp dụng phương thức nuôi khác nhau từ quảng canh đến thâm canh.
2. Hình thức nuôi trong lồng bè ở các mặt nước lớn ở đảo, vịnh hay ven bờĐây là hình thức nuôi khá phổ biến cả ở các thủy vực khác nhau (ngọt và lợ, mặn), hình thức này tùy theo thủy vực như hồ đập chứa hay lưu vực các dòng sông hoặc trên các vịnh, đảo hay ven bờ, nơi có độ sâu từ 3 m trở lên. Đây là hình thức được phát triển rất mạnh trong 5 năm trở lại đây. Người dân tận dụng điều kiện mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản và mang lại hiệu quả rất tốt. Hình thức này có thể áp dụng cho nuôi bán thâm canh và thâm canh.
3. Hình thức nuôi chắn sáo, đăng quầng
Là hình thức nuôi có giới hạn bằng các chắn đăng, sáo ở các lưu vực có mặt nước lớn nhưng độ sâu có giới hạn nhất định từ 4 – 6 m. Trên các thủy vực này người dân có thể thiết kế các chắn đăng, sáo bằng vật liệu rẻ tiền để nuôi cá hay các đối tượng hỗn hợp. Hình thức này có thể áp dụng cho nuôi từ quảng canh đến thâm canh nhưng trong thực tế chủ yếu là nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Với những vùng nuôi như mặt nước lớn ở các hồ thủy điện có độ sâu từ 4 – 6 m hay các vùng đầm phá nuôi bằng chắn sáo, độ sâu từ 2 -3 m.
4. Hình thức nuôi kết hợp các đối tượng đăng quầng trong ao
Đây là hình thức áp dụng cho các mô hình nuôi bán thâm canh (BTC) hay quảng canh cải tiến (QCCT), người dân có thể nuôi ghép các đối tượng cá, tôm, cua, nhuyễn thể và cả rong biển. Hình thức nuôi hỗn hợp này đã mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường và an toàn dịch bệnh hơn. Ở các vùng nội đồng hình thức nuôi hỗn hợp các đối tượng cá nước ngọt truyền thống khá phổ biến