Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sơn Đoàn

nêu hoàn cảnh, nội dung, hậu quả của hiệp ước Nhâm Tuất

Đặng Hữu Trung Kiên
23 tháng 3 2018 lúc 20:07

1 Nguyên nhân khiến triều đình phải ký kết hiệp ước là bởi lúc đó ở ngoài Bắc Kỳ có quân nổi dậy của Lê Duy Phụng và đồ đảng là Trường, đánh phá ở mặt Quảng Yên và Hải Dương rất nguy cấp, lại có Nguyễn Văn Thịnh, tục gọi là Cai Tổng Vàng, quấy nhiễu ở Bắc Ninh mà trong Nam Kỳ thì lại mất thêm hai tỉnh nữa. Triều đình do lo ngại bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Gia Định giảng hòa.
Trước những tranh cãi về vấn đề đối phó với quân Pháp, vua Tự Đức đã nói:
Nếu kháng chiến với người Pháp là 1 việc khó thì ký hòa ước với họ lại là việc khó gấp trăm lần
2. Nội dung:
Hiệp ước gồm 12 điều khoản với nội dung chủ yếu như sau: triều đình Huế giao cho Pháp ba tỉnh miền Đông (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn; Pháp, Tây Ban Nha được tự do truyền giáo ở Việt Nam và buôn bán ở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên; các thương thuyền và chiến thuyền của Pháp được tự do hoạt động trên sông Cửu Long tới Campuchia; triều đình Huế phải trả chiến phí (280 vạn lạng bạc tương đương 4 triệu đô la Mỹ) cho Pháp và Tây Ban Nha; Pháp sẽ phải trả tỉnh Vĩnh Long nếu triều đình Huế chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở tỉnh Gia Định và Định Tường.
Hiệp ước được ký trên chiến hạm Duperré của Pháp đậu trên sông Sài Gòn. Cũng có ý kiến cho rằng trên chiến hạm Duperré chỉ là trao đổi uỷ nhiệm thư, còn việc ký được thực hiện tại Trường Thi (nay là Nhà Văn hoá Thanh niên, số 4 Phạm Ngọc Thạch quận 1).

3Hậu quả:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

halinhvy
31 tháng 3 2019 lúc 13:07

Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862
* Hoàn cảnh:
Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên
triều đình đã kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất với nội dung:
- Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến......
=> Hậu quả:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc

Nội dung:

-Hiệp ước gồm 12 điều khoản với nội dung chủ yếu như sau: triều đình Huế giao cho Pháp ba tỉnh miền Đông (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn; Pháp, Tây Ban Nha được tự do truyền giáo ở Việt Nam và buôn bán ở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên; các thương thuyền và chiến thuyền của Pháp được tự do hoạt động trên sông Cửu Long tới Campuchia; triều đình Huế phải trả chiến phí (280 vạn lạng bạc tương đương 4 triệu đô la Mỹ) cho Pháp và Tây Ban Nha; Pháp sẽ phải trả tỉnh Vĩnh Long nếu triều đình Huế chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở tỉnh Gia Định và Định Tường. Hiệp ước được ký trên chiến hạm Duperré của Pháp đậu trên sông Sài Gòn. Cũng có ý kiến cho rằng trên chiến hạm Duperré chỉ là trao đổi uỷ nhiệm thư, còn việc ký được thực hiện tại Trường Thi (nay là Nhà Văn hoá Thanh niên, số 4 Phạm Ngọc Thạch quận 1).


Các câu hỏi tương tự
Bích Huệ
Xem chi tiết
Huong Tran
Xem chi tiết
Nguyên Phương Trần
Xem chi tiết
Tuyết My
Xem chi tiết
Linh Nguyen
Xem chi tiết
Bích Huệ
Xem chi tiết
Hải Yến Lê
Xem chi tiết
ngyên
Xem chi tiết
Ngọc Thọ Nguyễn
Xem chi tiết