Hướng dẫn soạn bài Sống chết mặc bay

Nguyễn Trần Khánh Linh

Nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của bài" Sống chết mặc bay" (Phan Duy Tốn)

Hiiiii~
9 tháng 5 2017 lúc 19:54

Tham khảo nha:

Được coi là một bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là truyện ngắn đặc sắc thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phấm thể hiện qua việc phản ánh cuộc chống chọi ác liệt với thiên tai của nhân dân lao động – những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn - trong khoảnh khắc họ phải đối mặt với sự sống mong manh, cực nhọc điêu linh. Trong khi đó bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú vô tâm, vô trách nhiệm trước sự sống chết của nhân dân mình. Khi nước sông dâng lên thì hàng trăm con người đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cô giữ lấy đê; trong khi đó, trong đình “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài. Khi có người nhà quê chạy vào báo "Đê vỡ mất rồi” quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi vẫn cứ thản nhiên đánh bài. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sổng thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Bởi vậy, không dừng lại ở việc tố cáo, phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lù quan lại, nhà văn còn bày tỏ lòng thương đối với những người nông dân nghèo hèn đơn thương độc mã trong cuộc chiến dữ dội với thiên tai. Và do đó, bên cạnh giá trị hiện thực, tác phẩm còn toát lên một tinh thần nhân đạo cao cả. Giá trị của tác phẩm đã hứa hẹn một bước phát triển mới của văn học Việt Nam.

Chúc bạn học tốt!ok

Bình luận (1)
Võ Văn Khánh Duy
9 tháng 5 2017 lúc 20:02

Được coi là một bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam, tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là truyện ngắn đặc sắc thể hiện rõ giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phấm thể hiện qua việc phản ánh cuộc chống chọi ác liệt với thiên tai của nhân dân lao động – những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn - trong khoảnh khắc họ phải đối mặt với sự sống mong manh, cực nhọc điêu linh. Trong khi đó bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phủ lòng lang dạ thú vô tâm, vô trách nhiệm trước sự sống chết của nhân dân mình. Khi nước sông dâng lên thì hàng trăm con người đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cô giữ lấy đê; trong khi đó, trong đình “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài. Khi có người nhà quê chạy vào báo "Đê vỡ mất rồi” quan phụ mẫu quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi vẫn cứ thản nhiên đánh bài. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sổng thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Bởi vậy, không dừng lại ở việc tố cáo, phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lù quan lại, nhà văn còn bày tỏ lòng thương đối với những người nông dân nghèo hèn đơn thương độc mã trong cuộc chiến dữ dội với thiên tai. Và do đó, bên cạnh giá trị hiện thực, tác phẩm còn toát lên một tinh thần nhân đạo cao cả. Giá trị của tác phẩm đã hứa hẹn một bước phát triển mới của văn học Việt Nam.

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
9 tháng 5 2017 lúc 20:34

Sống chết mặc bay là tác phẩm chứa đựng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc .
Nội dung của tác phẩm phán ánh 1 hiện thực phũ phàng của xã hội đó là thái độ bàng quan , thò ơ vô trách nhiệmcủa bọn quan lại với quần chúng nhân dân , cụ thể là quan phụ mẫu : Quan chễm chệ ngồi đ ánh b ài , x ơi bát yến h ấp đ ư ờng ph èn ,,…trong khi quần chúng đang bì bõm , gội gió tắm mưa ,ứơt lướt thướt
giữa trời mưa to để chống cự lại sức nước ...giữ cho con đe khỏi vỡ ..Và khi quan ù ván bài to thì cũng là lúc đê vỡ dân trôi . Kẻ sống không chố ở kẻ chết 0 nơi chôn .Đúng thật là 'scmb' . Phạm duy Tốn hết sức đau lòng trước tình cảnh nghìn sầu muôn thảm ấy , bởi thế mà giọng của ông khi nói về tình cảnh của nhân dân thì tha thiết , ngập tràn cảm xúc thương xót ;
Còn khi miêu tả về tên quan phụ mẫu có vẻ khách quan nhưng nổi bật vẫn là giọng điệu châm biếm , mỉa mai ..có lúc còn gọi hắn = ngôn ngữ trực tiếp 'lòng lang dạ thú ' .Qua đó , ta thấy sự căm phẫn thế lực quan lại trong xã hội đương thời của tác giả
, tấm lòng thương cảm sâu sắc của ông với nhân dân .,từ đó phơi bày 1 hiện thực LS đen tối thời kì đầu thế kỉ 20 của chế độ phong k nửa thực dân...............

Bình luận (1)
Nguyễn Huế
10 tháng 5 2017 lúc 21:47

: Sau khi học xong văn bản “Sống chết mặc bay" Phạm Duy Tốn đã dùng lời văn cụ thể, sinh động, khéo léo trong việc sử dụng hai phép tương phản và tăng cấp để khắc họa hai lực lượng xã hội. Bên ngoài đình, lũ sắp tràn đến, đe dọa tính mạng muôn dân; Bên trong, “quan phụ mẫu” đại diện cho hạnh phúc, vận mệnh của dân mà vẫn ngồi trong đình nhàn nhã đánh bài, mặc kệ những gì ngoài kia sảy ra, đám nha lại cũng không ở khúc đê cùng nhân dân vượt qua mà lại hùa theo quan để vui chơi, mịnh hót, bỏ mặc nhân đan chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thần hèn yếu để đối với sức trời, để bảo vệ tính mạng, tài sản của mình. Đúng lúc nước tràn bờ, đê vỡ, hàng trăm con người lâm vào cảnh khốn cùng, thì quan lại ù ván bài to. Bài văn đã lên tiếng phê phán những kẻ vô trách nhiệm, ích kỉ và ở đó thể hiện niềm cảm thương, chua xót khi dân sắp chịu cảnh đê vỡ mà không có người quan phụ mẫu anh minh, thương dân, lo cho dân.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Mẫn Nhã Nghiên-sunny
Xem chi tiết
Shiro
Xem chi tiết
Võ Nguyễn Phương Uyên
Xem chi tiết
Đỗ Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Kaori Akechi
Xem chi tiết
Hacker mũ trắng
Xem chi tiết
Gì Cái
Xem chi tiết
Hoài Ngọc
Xem chi tiết
Trần Hiển
Xem chi tiết