Một kính hiển vi có các tiêu cự vật kính và thị kính là f1 = 1 cm, f2 = 4 cm. Độ dài quang học của kính là 16 cm. Người quan sát có mắt không bị tật và có khoảng cực cận OCc = 20 cm. Người này ngắm chừng ở vô cực.
a) Tính số bội giác của ảnh.
b) Năng suất phân li của mắt người quan sát là 2'. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm của vật mà mắt người quan sát còn phân biệt được ảnh.
Nêu công dụng và cấu tạo của kính hiển vi.
Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính:
1- Thật;
2- Ảo;
3- Cùng chiều với vật;
4- Ngược chiều với vật;
5- Lớn hơn vật.
Bài 6: Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào?
A. 1 + 3.
B. 1 + 4.
C. 1 + 4 + 5.
D. 2 + 4 + 5.
Bài 7: Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào ?
A. 1 + 4.
B. 2 + 4.
C. 1 + 3 + 5.
D. 2 + 3 + 5.
Bài 8: Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi có các tính chất nào?
A. 1 + 5.
B. 2 + 3.
C. 1 + 3 + 5.
D. 2 + 4 + 5.
Muốn điều chỉnh kính hiển vi, ta thực hiện ra sao? Khoảng xê dịch điều chỉnh kính hiển vi có giá trị như thế nào?
Viết công thức số bội giác của kính hiển vi khi mắt ngắm chừng ở vô cực.
Vẽ đường truyền của chùm tia sáng ứng với mắt ngắm chừng kính hiển vi ở vô cực.
một kính hiển vi , vật kính có tiêu cự 0,8cm , thị kính có tiêu cự 8cm . hai kính đặt cách nhau 12,2cm . một người mắt tốt ( cực cận cách mắt 25cm) đặt mắt sát thị kính quan sát ảnh . độ bội giác ảnh khi ngắm chừng ở cực cận là ??
giúp mk với ạ .
Một người mắt không có tật, đặt mắt sát vào thị kính của kính hiển vi có tiêu cự vật kính và thị kính lần lượt là f1 = 0,5cm và f2 = 4cm để quan sát mẫu vật trong trạng thái mắt không điều tiết. Mẫu vật cách vật kính một khoảng d1 = 0,51cm. Xác định độ dài quang học δ, khoảng cách giữa 2 thấu kính và độ bội giác khi đó
1) Vật kính và thị kính của một kính hiển vi có tiêu cự lần lượt là f\(_1\)=0,4cm và f\(_2\)=2,4cm. Khoảng cách giữa hai kính là 18,8cm. Một người mắt tốt đặt sát mắt sau thị kính quan sát một vật nhỏ AB mà không cần điều tiết. Vị trí AB so với vật kính d\(_1\) bằng bao nhiêu?