Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng có cơ sở hình thành, quá trình phát triển rồi đến diệt vong. Văn minh cổ đại phương Đông cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chung ấy. Chúng ta khẳng định chắc chắn rằng, ngay từ thời cổ đại, chính phương Đông chứ không phải phương Tây là “cái nôi”, là “trung tâm” của nền văn minh nhân loại. Với cơ sở kinh tế nông nghiệp lúa nước, cư dân phương Đông sớm bước vào xã hội có giai cấp từ rất sớm, nhà nước được xây dựng với thiết chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền… tất cả những điều ấy đã tạo nên một cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc cho sự hình thành của nền văn minh phương Đông. Khi nhắc đến phương Đông, nhân loại sẽ không bao giờ quên được nơi đây chính là quê hương của cây lúa nước, là quê hương của những tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo….gắn liền với Thích Ca Mâu Ni, Nhà tiên tri Mô-ha-mét, Khổng Tử – người được Vua Khang Hy nhà Thanh phong tặng là “Vạn thế sư biểu”, là nơi bước vào xã hội có giai cấp sớm nhất cũng như chế độ phong kiến điển hình nhất. Nhưng lịch sử văn minh phương Đông đâu chỉ là của riêng một các nhân nào, vượt lên trên tất cả, chính sức lao động của bàn tay và khối óc của cư dân phương Đông đã xây dựng nên những giá trị vĩnh hằng. Nhân loại sẽ không khỏi ngạc nhiên nếu biết rằng với những điều kiện thô sơ như thế nhưng ở phương Đông đã xuất hiện những Kim tự tháp trường tồn với thời gian, vườn treo Babylonia kỳ vĩ, kiệt tác Angkor Vatt, Angkor Thom, Vạn Lý Trường Thành…
Nhìn chung, qua mọi thời kỳ thăng trầm của lịch sử, nền văn hoá phương Đông vẫn toả sáng. Những “chiếc nôi” văn hoá cổ đại phương Đông vẫn có sức lan toả mạnh mẽ ra các khu vực xung quanh: Nhiều yếu tố văn hoá Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á, Tây Tạng, Bắc Á, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới; văn hoá Trung Quốc, đặc biệt là Nho giáo, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Nhật Bản, Korea, Việt Nam và các nước khác; Văn hoá Ai Cập – Lưỡng Hà mặc dù tồn tại không lâu song những thành tựu của nó không chỉ có ảnh hưởng trong khu vực mà còn toả sáng ra các khu vực khác của thế giới, v.v. Cùng với sự lan toả của các nền văn hoá cổ đại là sự xuất hiện của các nền văn hoá mới như Arập, Nhật Bản, Korea, v.v. Bức tranh văn hoá phương Đông, do vậy càng phong phú, đa dạng, nhiều sắc vẻ. Thêm nữa, vừa đấu tranh chống lại sự đô hộ của chủ nghĩa tư bản phương Tây, các dân tộc phương Đông vừa tiếp thu những yếu tố văn hoá mới, tiến bộ từ phương Tây để làm giàu cho vườn hoa văn hoá của dân tộc mình. Bức tranh văn hoá phương Đông từ đây càng ngày càng rực rỡ sắc màu.
Trong giai đoạn hiện nay, những giá trị của văn minh phương Đông vẫn còn đang lan tỏa rộng khắp. Những giá trị ấy như một liều thuốc tinh thần để con người phương Đông quay về với cội nguồn, quay về tìm hiểu quá khứ rực rỡ của ông cha, cũng như làm cơ sở cho việc tiếp thu những giá trị mới của nền văn minh nhân loại.
Dân cư ở Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và người Bec-be, thuộc chủng tộc Ơ -rô-pê-ô-it, theo đạo Hồi
Có nền văn minh phát triển và rất sớm. Điển hình là nền văn minh sông Nin cổ đại.
Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng có cơ sở hình thành, quá trình phát triển rồi đến diệt vong. Văn minh cổ đại phương Đông cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chung ấy. Chúng ta khẳng định chắc chắn rằng, ngay từ thời cổ đại, chính phương Đông chứ không phải phương Tây là “cái nôi”, là “trung tâm” của nền văn minh nhân loại. Với cơ sở kinh tế nông nghiệp lúa nước, cư dân phương Đông sớm bước vào xã hội có giai cấp từ rất sớm, nhà nước được xây dựng với thiết chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền… tất cả những điều ấy đã tạo nên một cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc cho sự hình thành của nền văn minh phương Đông. Khi nhắc đến phương Đông, nhân loại sẽ không bao giờ quên được nơi đây chính là quê hương của cây lúa nước, là quê hương của những tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo….gắn liền với Thích Ca Mâu Ni, Nhà tiên tri Mô-ha-mét, Khổng Tử – người được Vua Khang Hy nhà Thanh phong tặng là “Vạn thế sư biểu”, là nơi bước vào xã hội có giai cấp sớm nhất cũng như chế độ phong kiến điển hình nhất. Nhưng lịch sử văn minh phương Đông đâu chỉ là của riêng một các nhân nào, vượt lên trên tất cả, chính sức lao động của bàn tay và khối óc của cư dân phương Đông đã xây dựng nên những giá trị vĩnh hằng. Nhân loại sẽ không khỏi ngạc nhiên nếu biết rằng với những điều kiện thô sơ như thế nhưng ở phương Đông đã xuất hiện những Kim tự tháp trường tồn với thời gian, vườn treo Babylonia kỳ vĩ, kiệt tác Angkor Vatt, Angkor Thom, Vạn Lý Trường Thành…
Nhìn chung, qua mọi thời kỳ thăng trầm của lịch sử, nền văn hoá phương Đông vẫn toả sáng. Những “chiếc nôi” văn hoá cổ đại phương Đông vẫn có sức lan toả mạnh mẽ ra các khu vực xung quanh: Nhiều yếu tố văn hoá Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á, Tây Tạng, Bắc Á, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới; văn hoá Trung Quốc, đặc biệt là Nho giáo, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Nhật Bản, Korea, Việt Nam và các nước khác; Văn hoá Ai Cập – Lưỡng Hà mặc dù tồn tại không lâu song những thành tựu của nó không chỉ có ảnh hưởng trong khu vực mà còn toả sáng ra các khu vực khác của thế giới, v.v. Cùng với sự lan toả của các nền văn hoá cổ đại là sự xuất hiện của các nền văn hoá mới như Arập, Nhật Bản, Korea, v.v. Bức tranh văn hoá phương Đông, do vậy càng phong phú, đa dạng, nhiều sắc vẻ. Thêm nữa, vừa đấu tranh chống lại sự đô hộ của chủ nghĩa tư bản phương Tây, các dân tộc phương Đông vừa tiếp thu những yếu tố văn hoá mới, tiến bộ từ phương Tây để làm giàu cho vườn hoa văn hoá của dân tộc mình. Bức tranh văn hoá phương Đông từ đây càng ngày càng rực rỡ sắc màu.
Trong giai đoạn hiện nay, những giá trị của văn minh phương Đông vẫn còn đang lan tỏa rộng khắp. Những giá trị ấy như một liều thuốc tinh thần để con người phương Đông quay về với cội nguồn, quay về tìm hiểu quá khứ rực rỡ của ông cha, cũng như làm cơ sở cho việc tiếp thu những giá trị mới của nền văn minh nhân loại.