Kiểu câu | Đặc điểm hình thức | Chức năng |
Nghi vấn |
- có từ nghi vấn ( ai , nào , gì ...) - kết thúc có dấu chấm hỏi |
- Chính : để hỏi - Ngoài ra : điều khiển , phủ định , bộc lộ cảm xúc ... |
Cầu khiến |
- Có từ cầu khiến ( hãy , đừng , chớ ...) - kết thúc có dấu chấm than |
- Dùng để ra lệnh , đè nghị , khuyên bảo .. |
Cảm thán |
- Có từ cảm thán ( ôi , than ôi , chao ôi ...) - Kết thúc có dấu chấm than |
- Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp |
Trần thuật | - Không có đặc điểm của các kiểu câu trên |
- Dùng để kể , miêu tả , trình bày , thông báo . - Ngoài ra : yêu cầu , bộc lọ cảm xúc |
Phủ định | - có từ phủ định ( ko , chẳng ,....) | Thông báo , xác nhận không có sự vật sự việc ... phản bác 1 ý kiến , 1 nhận định |
Bạn từ kiếm VD trong SGK nha
+ CÂU TRẦN THUẬT : Dùng để kể , tả, nhận định, giới thiệu một sự vật , sự việc . Cuối câu kể thường ghi dấu chấm.
VD;
- Hôm qua, mình gặp lại cô giáo cũ. ( kể )
- Chiếc bánh vừa dẻo, vừa thơm trông lại rất bắt mắt. ( tả)
- Đây là bác Nam. Bác ấy là một họa sĩ rất tài hoa .( giới thiệu, nhận định)
+ CÂU NGHI VẤN : Dùng để hỏi người khác và tự hỏi mình. Đôi khi, dùng vào mục đích khác ( khen, chê, nhờ, ...). Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
VD;
- Bác ăn cơm chưa? ( hỏi người khác)
- Hình như quyển truyện này mình đã đọc ở đâu rồi ? ( tự hỏi mình)
- Sao bạn giỏi thế ? ( Khen)
- Sao nhà bạn bừa bộn thế? ( chê)
- Bạn có thể nhặt giúp mình cái bút được không? ( nhờ vả)
+ CÂU CẢM THÁN : Dùng để bộc lộ cảm xúc ( vui, buồn, ngạc nhiên, thán phục...). Cuối câu ghi dấu chấm than ( chấm cảm)
- A, mẹ đã về ! ( vui mừng)
- Ông ý đi rồi ! ( buồn)
- Bông hoa này to quá!
- Bạn giỏi thật !
+ CÂU CẦU KHIẾN ( câu cầu khiến): Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, nhờ vả ... ai đó làm 1 việc gì . Cuối câu có thể ghi dấu chấm than ( nếu đó là 1 mệnh lệnh) hoặc có thể chỉ ghi dấu chấm nếu đó là một lời yêu cầu, nhờ vả nhẹ nhàng)
- Giơ tay lên !
- Các bạn trật tự đi !
- Xem giúp mình mấy giờ rồi nhé.