Nêu đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn của các lớp động vật có xương sống ?
- Cá: Hệ tuần hoàn kín, có hai vòng tuần hoàn,gồm tim và các mạch. Tim cá có hai ngăn gồm: tâm thất và tâm nhĩ,tâm thất chứa máu đỏ tươi,tâm nhĩ chứa máu đỏ thẫm, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ thẫm.
- Ếch đồng:Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành 2 vòng tuần hoàn với tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất ) nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
- Thằn lằn bóng đuôi dài: Có 2 vòng tuần hoàn, song tâm thất có 1 vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa nên máu ít bị pha hơn ➝ phù hợp hơn với hoạt động đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng khi di chuyển trên cạn nhưng còn chưa hoàn thiện.
- Chim bồ câu: Tim có cấu tạo hoàn thiện, với dung tích lớn so với cơ thể. Tim 4 ngăn, gồm 2 nửa phân tách nhau hoàn toàn là nửa trái (chứa máu đỏ tươi) và nửa phải (chứa máu đỏ thẫm), máu không bị pha trộn, đàm bảo cho sự trao đổi chất mạnh ờ chim. Mỗi nửa tim. tâm nhĩ và tâm thất thông với nhau, có van giữ cho máu chỉ chảy theo một chiều.
- Thỏ: Bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn là tim được bảo vệ trong khoang ngực.
Hệ tuần hoàn ở thỏ, cũng như mọi thú khác gồm tim 4 ngăn cùng với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn . Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đồi chất mạnh ở thỏ. Thỏ là động vật hằng nhiệt.