Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)

Quyên Phượng

Nêu chức năng và nhiệm vụ của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, xã, phường, thị trấn?

Giúp mik với!!!

Nguyen
18 tháng 4 2019 lúc 18:15
Ủy ban nhân dân cấp xã[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là cơ quan hành chính của các địa phương cấp xã, thị trấn, phường. Ủy ban nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần dân nhất ở Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp xã có từ 4 đến 5 thành viên, gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, 1 ủy viên quân sự và 1 ủy viên công an.

Người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Trên danh nghĩa, vị trí này do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thông thường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ đồng thời là Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã hoạt động theo hình thức chuyên trách và không chuyên trách.

Bộ máy giúp việc

Bộ máy giúp việc của Ủy ban Nhân dân cấp xã gồm có các công chức:

Tư pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Văn phòng - Thống kê, Văn hóa - Xã hội Chỉ huy Trưởng quân sự, Trưởng công an.

Chi ngân sách

Theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 1996 [2], chính quyền địa phương ở xã, thị trấn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chi gồm:

Chi thường xuyên: Công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã, thị trấn quản lý; Hỗ trợ kinh phí bổ túc văn hoá, nhà trẻ mẫu giáo do xã, thị trấn quản lý; Hoạt động y tế xã, thị trấn; Quản lý, duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc, tài sản, công trình phúc lợi, đường giao thông do xã, thị trấn quản lý; Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xã, thị trấn; Công tác dân quân tự vệ; trật tự an toàn xã hội ở xã, thị trấn; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo phân cấp của cấp tỉnh.

Chính quyền địa phương ở phường có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ

Chi công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do phường quản lý; Chi về công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội ở phường; Chi về hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng công sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phường; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Các nguồn thu

Nguồn thu của ngân sách tại xã, thị trấn gồm:

Các khoản thu chính thức: Thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh nhỏ; Thuế sát sinh; Các khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp thu cho ngân sách xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; Thu từ sử dụng quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý; Các khoản đóng góp tự nguyện cho xã, thị trấn; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; Thu kết dư ngân sách xã, thị trấn; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Các khoản hỗ trợ tài chính của chính quyền cấp trên, gồm: Bổ sung từ ngân sách cấp trên; Các khoản thu của chính quyền địa phương cấp trên nhường lại cho chính quyền cấp xã theo tỷ lệ phần trăm (Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế nhà, đất; Thuế sử dụng đất).

Nguồn thu của ngân sách tại phường gồm:

Các khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp cho ngân sách phường theo quy định của pháp luật; Thuế sát sinh, trừ thuế sát sinh thu từ các doanh nghiệp giết mổ gia súc; Các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho phường; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho phường theo quy định của pháp luật; Thu kết dư ngân sách phường; Hỗ trợ tài chính từ ngân sách cấp trên; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, Luật Ngân sách Nhà nước 2002 [3] không còn quy định cụ thể về nhiệm vụ chi và quyền thu của chính quyền địa phương cấp cơ sở này nữa. Nhiệm vụ chi và quyền thu của chính quyền địa phương cấp cơ sở sẽ do chính quyền địa phương cấp tỉnh quyết định.

Hội đồng nhân dân[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở địa phương cấp tỉnh, huyện và xã.

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Đại biểu Hội đồng nhân dân do nhân dân địa phương cấp đó trực tiếp bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Số lượng đại biểu hội đồng nhân dân tùy vào dân số tại địa phương đó.

Người đứng đầu Hội đồng nhân dân là Chủ tịch Hội đồng nhân dân, do Hội đồng nhân dân bầu ra.

Ban Thường trực Hội đồng nhân dân gồm:

Chủ tịch HĐND, thông thường cũng là Phó Bí thư Đảng ủy cấp đó kiêm nhiệm Phó Chủ tịch HĐND, cũng là thành viên Đảng ủy cấp đó Ủy viên Thường trực HĐND Hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động thông qua kì họp Hội đồng nhân dân, hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân, các ban thuộc Hội đồng nhân dân và thông qua hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân

Kì họp Hội đồng nhân dân diễn ra 2 kì/năm, được triệu tập bởi thường trực Hội đồng nhân dân. Kì họp là hoạt động quan trọng và thường xuyên nhất của Hội đồng nhân dân, là nơi thể hiện tập trung nhất quyền lực Nhân dân và là nơi thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân. Kì họp làm việc tập thể và quyết định theo đa số (hơn 50%) trừ việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu giữ chức trách do Hội đồng bầu ra là cần 2/3 số người tán thành

Thường trực Hội đồng nhân dân không phải là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân nhưng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân có cả ở 3 cấp là xã, huyện, tỉnh.

Thường trực Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ triệu tập và chủ tọa các kì họp của HDDND, giám sát việc thực hiện HIến pháp và luật tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm với người giữ trọng trách do Hội đồng nhân dân bầu ra, tổ chức tiếp dân, giữ mối quan hệ với Ban thường vụ Mặt trận tổ quốc Việt Nam, điều hoa hoạt động của các ban thuộc Hội đồng nhân dân và tập hợp các chất vấn của đại biểu trình Hội đồng nhân dân,...

Các ban của Hội đồng nhân dân: được thành lập ở 2 cấp là tỉnh và huyện. Còn ở cấp xã không có ban nào. Các ban bao gồm trưởng ban và các thành viên do Hội đồng nhân dân bầu ra và phải là thành viên của Hội đồng nhân dân. Các ban có nhiệm vụ giúp thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị kì họp, thẩm tra các báo cáo do HDDND hay thường trực HDDND giao cho, giúp thường trực HDDND giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức chức kinh tế, xã hội và các lực lượng vũ trang Nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện và phường[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11 năm 2008, Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết phê duyệt thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Mục đích của bỏ Hội đồng nhân dân là để Nhân dân có cơ hội bầu trực tiếp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân ở địa phương mình, tăng cường dân chủ cơ sở.

Đối với cấp phường, công việc thí điểm này bắt đầu được tiến hành từ ngày 1 tháng 4 năm 2009 đối với 483 phường thuộc 67 huyện và 32 quận của 10 tỉnh, thành. Tạm thời, sau khi bỏ Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các xã Hội đồng nhân dân bị bỏ sẽ do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp hành chính cao hơn bổ nhiệm, bãi miễn. Chính phủ Việt Nam cũng trình Quốc hội đề án thí điểm Nhân dân bầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã ở các xã có Hội đồng nhân dân bị bỏ, Quốc hội chưa phê duyệt.

Riêng Hội đồng nhân dân các thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn sẽ không bị bỏ do các đơn vị này được coi là có đặc thù riêng, có tính độc lập tương đối cao.

Bình luận (0)
lê huân
19 tháng 4 2019 lúc 10:25

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ (XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN)

Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và UBNDxã (phường, thị trấn):

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã(phường, thị trấn)

2. HĐND xã(p.tt) do nhân dân bầu ra

3. * Nhiệm vụ và quyền hạn:

QĐ những chủ trương và biện pháp quan trọng ở địa phương như:

+ Xây dựng kinh tế xã hội'ư

+ Cũng cố an ninh, quốc phòng

+ Cải thiện đời sống vật chất và tin thần của nhân dân ,làm tròn nhiệm vụ của địa phương 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã (p,tt):

- UBND do HĐND bầMUBND ra

* Nhiệm vụ và quyền hạn:

Quản lí nhà nước ở địa phương các lĩnh vực

Tuyên truyền và giáo dục

Đảm bảo an ninh trật tự ATXH

Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản

chống tham nhũng và tệ nạn xh

UBND và HĐND xã (P.TT) là cơ quan chính quyền cấp cơ sở

NỘI DUNG BÀI HỌC

* HĐND xã(P,TT) do nhân dân bầu ra chịu trách nhiệm trước dân về:

Ổn định kinh tế, nâng cao đời sống,củng cố quốc phòng, an ninh.

* UBND xã (p,tt) do HĐND bầu ra có nhiệm vụ: Chấp hành nghị quyết của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

* HĐND và UBND là cơ quan nhà nước của dân, do dân, vì dân

* Trách nhiệm của công dân:

- Tôn trọng và bảo vệ, làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh qui định của pháp luật, của chính quyền địa phương.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phan Tú My
Xem chi tiết
Ánh Tuyết Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Ân Nguyễn Văn
Xem chi tiết
Ánh Tuyết Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Đào Trúc Quỳnh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hạnh Trần
Xem chi tiết
Vũ minh châu
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết