Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ( 1950-1953)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

Nêu chiến dịch biên giới thu-đông 1950 như thế nào? Âm mưu đẩy mạnh xâm lược đông dươnge của thực dân pháp/

Thảo Phương
15 tháng 3 2018 lúc 21:32
I. Chiến dịch Biên Giới thu – đông 1950. 1. Bối cảnh lịch sử. Tiếp theo những thắng lợi trong giai đoạn sau năm 1947 đến trước năm 1950, lực lượng cách mạng Việt Nam tiếp tục gặp những điều kiện thuận lợi mới:

– Ngày 01/10/1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, sau đó thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

– Từ tháng 01/1950, các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân Cchủ Cộng hòa. – Tháng 6/1950, Ủy Ban dân tộc giải phóng Campuchia thành lập và tháng 8/1950 Chính phủ kháng chiến Lào cũng ra đời đã gây khó khăn cho thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Trước tình hình đó, Mĩ đã giúp Pháp đẩy mạnh chiến tranh. Thực dân Pháp đã thông qua Kế hoạch Rơ – ve với 3 hoạt động cơ bản như sau: – Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 để khoá chặt biên giới Việt – Trung. – Thiết lập một “hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La) để cô lập căn cứ Việt Bắc. – Chuẩn bị tấn công lên căn cứ Việt Bắc lần thứ hai để tiêu diệt cơ quan đầu não Việt Minh và nhanh chóng kết thúc chiến tranh. 2. Diễn biến. Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi mới, đồng thời xóa bỏ tình trạng bị bao vây, cô lập, tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: + Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. + Khai thông biên giới Việt – Trung. + Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. Chuẩn bị cho chiến dịch, ta huy động hơn 120.000 dân công, vận chuyển đến chiến trường 4.000 tấn lương thực, súng đạn… Sáng 16/9/1950, quân ta nổ súng tấn công Đông Khê, đến ngày 18/9/1950 ta tiêu diệt hoàn toàn Đông Khê làm cho Cao Bằng bị cô lập và Thất Khê bị uy hiếp. Thực dân Pháp đã lên kế hoạch rút khỏi Cao Bằng bởi một “cuộc hành quân kép”: Đưa quân đánh Thái Nguyên buộc ta phải đối phó, đồng thời đưa lực lượng từ Thất Khê đánh lên Đông Khê và rút quân ở Cao Bằng theo đường số 4 tiếp đánh Đông Khê. Đoán biết ý đồ của Pháp, ta cho quân mai phục và đánh bại cánh quân tiếp viện từ Thất Khê lên và cả cánh quân từ Cao Bằng rút về.
Đồng thời, ta đập tan cuộc hành quân tấn công lên Thái Nguyên của địch. Trong khi chiến dịch diễn ra, quân và dân cả nước đã phối hợp tấn công, buộc Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó, không thể chi viện cho chiến trường Biên giới. 5.3. Kết quả và ý nghĩa – Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, quân ta đã loại khỏi vòng chiến hơn 8.300 tên địch, thu 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh. – Giải phóng biên giới Việt – Trung, chọc thủng hành lang Đông – Tây (ở Hòa Bình), làm cho kế hoạch Rơ – ve bị phá sản. – Sau chiến thắng Biên giới 1950, căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng và không còn bị bao vây cô lập. Cách mạng Việt Nam đã nối được quan hệ với cách mạng thế giới. – Ta đã nắm được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc bộ), đẩy thực dân Pháp vào thế bị động chiến lược. II.

Âm mưu xâm lược đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp

Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, thực dân Pháp thực hiện âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ để Pháp đẩy mạnh chiến tranh.
“Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” ngày 23 - 12 - 1950 là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và bù nhìn, qua đó Mĩ buộc Pháp lệ thuộc vào mình, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
Dựa vào viện trợ ngày càng tăng của Mĩ, thực dân Pháp đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi được đề ra tháng 12 - 1950 nhằm thực hiện âm mưu đó. Đây là kế hoạch của địch nhằm gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tam chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng.

Phạm Linh Phương
15 tháng 3 2018 lúc 21:34
Chiến dịch Biên Giới thu – đông 1950. 1. Bối cảnh lịch sử. Tiếp theo những thắng lợi trong giai đoạn sau năm 1947 đến trước năm 1950, lực lượng cách mạng Việt Nam tiếp tục gặp những điều kiện thuận lợi mới:

– Ngày 01/10/1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, sau đó thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. – Từ tháng 01/1950, các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân Cchủ Cộng hòa. – Tháng 6/1950, Ủy Ban dân tộc giải phóng Campuchia thành lập và tháng 8/1950 Chính phủ kháng chiến Lào cũng ra đời đã gây khó khăn cho thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Trước tình hình đó, Mĩ đã giúp Pháp đẩy mạnh chiến tranh. Thực dân Pháp đã thông qua Kế hoạch Rơ – ve với 3 hoạt động cơ bản như sau: – Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 để khoá chặt biên giới Việt – Trung. – Thiết lập một “hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La) để cô lập căn cứ Việt Bắc. – Chuẩn bị tấn công lên căn cứ Việt Bắc lần thứ hai để tiêu diệt cơ quan đầu não Việt Minh và nhanh chóng kết thúc chiến tranh. 2. Diễn biến. Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi mới, đồng thời xóa bỏ tình trạng bị bao vây, cô lập, tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: + Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch. + Khai thông biên giới Việt – Trung. + Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc. Chuẩn bị cho chiến dịch, ta huy động hơn 120.000 dân công, vận chuyển đến chiến trường 4.000 tấn lương thực, súng đạn… Sáng 16/9/1950, quân ta nổ súng tấn công Đông Khê, đến ngày 18/9/1950 ta tiêu diệt hoàn toàn Đông Khê làm cho Cao Bằng bị cô lập và Thất Khê bị uy hiếp. Thực dân Pháp đã lên kế hoạch rút khỏi Cao Bằng bởi một “cuộc hành quân kép”: Đưa quân đánh Thái Nguyên buộc ta phải đối phó, đồng thời đưa lực lượng từ Thất Khê đánh lên Đông Khê và rút quân ở Cao Bằng theo đường số 4 tiếp đánh Đông Khê. Đoán biết ý đồ của Pháp, ta cho quân mai phục và đánh bại cánh quân tiếp viện từ Thất Khê lên và cả cánh quân từ Cao Bằng rút về.
Đồng thời, ta đập tan cuộc hành quân tấn công lên Thái Nguyên của địch. Trong khi chiến dịch diễn ra, quân và dân cả nước đã phối hợp tấn công, buộc Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó, không thể chi viện cho chiến trường Biên giới. 3. Kết quả và ý nghĩa – Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, quân ta đã loại khỏi vòng chiến hơn 8.300 tên địch, thu 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh. – Giải phóng biên giới Việt – Trung, chọc thủng hành lang Đông – Tây (ở Hòa Bình), làm cho kế hoạch Rơ – ve bị phá sản. – Sau chiến thắng Biên giới 1950, căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng và không còn bị bao vây cô lập. Cách mạng Việt Nam đã nối được quan hệ với cách mạng thế giới. – Ta đã nắm được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc bộ), đẩy thực dân Pháp vào thế bị động chiến lược. *Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, thực dân Pháp thực hiện âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ để Pháp đẩy mạnh chiến tranh.
“Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” ngày 23 - 12 - 1950 là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và bù nhìn, qua đó Mĩ buộc Pháp lệ thuộc vào mình, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
Dựa vào viện trợ ngày càng tăng của Mĩ, thực dân Pháp đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi được đề ra tháng 12 - 1950 nhằm thực hiện âm mưu đó. Đây là kế hoạch của địch nhằm gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tam chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng.
Dương Hạ Chi
15 tháng 3 2018 lúc 21:35

Âm mưu:

Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, thực dân Pháp thực hiện âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất. Đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ để Pháp đẩy mạnh chiến tranh.
“Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” ngày 23 - 12 - 1950 là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và bù nhìn, qua đó Mĩ buộc Pháp lệ thuộc vào mình, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
Dựa vào viện trợ ngày càng tăng của Mĩ, thực dân Pháp đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi được đề ra tháng 12 - 1950 nhằm thực hiện âm mưu đó. Đây là kế hoạch của địch nhằm gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tam chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng.

Chiến dịch Biên giới Thu-đông 1950:

a/ Hoàn cảnh lịch sử:

Thế giới:


+ 1/10/1950, cách mạng Trung Quốc thành công, nước cộng hoà nhân dân trung Hoa ra đời, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta quan hệ trực tiếp với các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Tháng 1/ 1950, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta, góp phần nâng cao uy tín, địa vị Nhà nứơc VNDCCH.

+ Cuộc kháng chiến của nhân Lào và nhân dân CămPuchia đang có những bước phát triển mới.

+ Phong trào của nhân dân pháp và nhân dân các nứoc thuộc địa Pháp phản đối cuộc chiến tranh xâm lượcViệt Nam ngày càng dâng cao.

Trong nước:

Nhờ sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ, thông qua kế hoạch Rơve, Pháp thực hiện âm mưu khoá chặt biên giới Việt – trung bằng cách tăng cường hệ thống phòng ngự trrên đường số 4; thiết lập tuyến hành lang Đông- Tây nhằm cát đứt con đường liên lạc giữa liên khu 3 và liên khu 4. Chúng nuôi âm mưu tiến công lên Việt Bắc lần 2.

b/ Chủ trương của ta:

Tháng 6 năm 1950, Đảng, Chính phủ và Bộ tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:

+ Tiêu diệt sinh lực địch

+ Khai thông biên giới Viẹt – trung để mở rộng đường liên lạc giữa ta với các nước XHCN.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc

Với tinh thần “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” ta đã huy động 121.700 dân công với 1.716.000 ngày công vận chuyển gần 4000 tấn lương thực, vũ khí đảm bảo cho 3 vạn quân.

c/ Diễn biến:

-16/9/1950, chiến dịch bắt đầu, ta tiến công cụm cứ điểm Đông khê. Sáng ngày 18/9/1950, ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông khê, đẩy địch vào tình thế nguy khốn: Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, thế phòng thủ trên đường số 4 lung lay.

- Mất Đông khê, quân pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng bằng kế hoạch ‘’hành quân kép”: một cánh quân đánh lên Thái nguyên để thu hút chủ lực của ta, một cánh quân khác từ Thất khê tiến lên chiếm lại Đông khê để đón quân từ Cao Bằng về.

- Đoán trước ý định của địch, quân ta mai phục, kiên nhẫn chờ đánh quân tiếp viện. Từ 1 đến 8/ 10/1950, quân ta liên tục chặn đánh địch, diệt gọn 2 binh đoàn, làm sụp đổ hoàn toàn kế hoạch rút quân của địch.

Từ 10 đến 22/10/1950, địch phải rút khỏi đường số 4: Thất Khê, Na Sầm, Đồng đăng, lạng Sơn, Đình Lập. Đến 23/10/1950 chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi.

d/ Kết quả và ý nghĩa lịch sử:

* Kết quả:


-Ta tiêu diệt và bắt 8.300 địch, thu trên 3000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh; khai thông 750 km đường biên giới Việt – trung với 35 vạn dân; căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.

* Ý nghĩa lịch sử:

-Giáng 1 đòn mạnh mẽ vào ý đồ xâm lược của địch, dẩy địch vào tình thế bị động phòng ngự, ngày càng lúng túng nhiều mặt.

-Đánh dấu sự chuyển biến lớn trong cục diện chiến tranh: Ta bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ.


Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Huỳnh Tiến Thiên
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Ngọc Hân
Xem chi tiết