Ngày 1/ 9/ 1442, vua Lê Thái Tông, đi duyệt võ ở Chí Linh, trên đường về ghé vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi có một người vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ vừa đẹp vừa hay chữ, từng được Thái Tông vời vào triều phong chức Lễ Nghi học sĩ giữ công việc dạy cung nữ và giảng sách cho vua. Trước khi Thái Tông đến Côn Sơn, Thị Lộ đã về đấy thăm Nguyễn Trãi. Lúc vua rời Côn Sơn, Thị Lộ được lệnh theo nhà vua về triều. Ngày 7/ 9, xa giá Thái Tông đến Lệ Chi viên (tục gọi là Trại Vải) ở làng Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đêm ấy, vua bị cảm, đến sáng thì mất. Các quan hộ giá giữ kín, đến ngày 9/ 9/ 1442 mới rước linh cữu vua về Thăng Long, rồi báo tin cho nhân dân cả nước biết. Ngay sau đó, Thị Lộ bị bắt. Nguyễn Trãi đang đi kiểm tra ở Đông Bắc, được tin Thái Tông mất, vội trở về Triều cũng bị bắt và bị buộc tội đồng mưu với Thị Lộ để giết vua. Ngày 19/ 9/ 1442, Thị Lộ và Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc (a). Sử thần Ngô Sĩ Liên ghi rằng: "Vì yêu Thị Lộ mà Thái Tông bị thiệt thân".
Nguyễn Trãi có một người vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ vừa đẹp vừa hay chữ, từng được Thái Tông vời vào triều phong chức Lễ Nghi học sĩ giữ công việc dạy cung nữ và giảng sách cho vua. Trước khi Thái Tông đến Côn Sơn, Thị Lộ đã về đấy thăm Nguyễn Trãi. Lúc vua rời Côn Sơn, Thị Lộ được lệnh theo nhà vua về triều. Ngày 7/ 9, xa giá Thái Tông đến Lệ Chi viên (tục gọi là Trại Vải) ở làng Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đêm ấy, vua bị cảm, đến sáng thì mất. Các quan hộ giá giữ kín, đến ngày 9/ 9/ 1442 mới rước linh cữu vua về Thăng Long, rồi báo tin cho nhân dân cả nước biết. Ngay sau đó, Thị Lộ bị bắt. Nguyễn Trãi đang đi kiểm tra ở Đông Bắc, được tin Thái Tông mất, vội trở về Triều cũng bị bắt và bị buộc tội đồng mưu với Thị Lộ để giết vua. Ngày 19/ 9/ 1442, Thị Lộ và Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc (a). Sử thần Ngô Sĩ Liên ghi rằng: "Vì yêu Thị Lộ mà Thái Tông bị thiệt thân".
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư: Ngày 27 tháng 7 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 (âm lịch) vua về đến Lệ Chi viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40[8] được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất[5]. Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 (âm lịch) mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Ngay sau khi Thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), triều đình bắt Nguyễn Trãi tru di tam tộc vào ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này[5]. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục:[3] Tháng 7 âm lịch, Lê Thái Tông tuần hành phía đông, duyệt võ ở Chí Linh, Nguyễn Trãi đón mời, nhà vua đến chơi chùa núi Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Nguyễn Thị Lộ, vợ lẽ của Nguyễn Trãi, người đẹp mà lại hay chữ. Nhà vua nghe tiếng, trước đây từng mời đến, phong làm Lễ nghi học sĩ; ngày đêm cho hầu ở bên, nhân đó, sàm sỡ với Thị Lộ. Trong đợt đi tuần phía đông, Thái Tông quay về đến trại Vải làng Đại Lại, huyện Gia Định, thì mắc chứng sốt rét. Thị Lộ vào hầu suốt đêm, nhà vua mất.[9] Trăm quan giấu kín việc này, lặng lẽ rước ngự giá về kinh đô mới phát tang. Người ta đều nói Thị Lộ giết vua, bèn bắt giết Thị Lộ. Ngay sau khi Thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), triều đình bắt và giết Nguyễn Trãi, tru di cả họ. Người ta đều cho là oan[9]. Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí:[10] Năm 1442, Nguyễn Trãi 63 tuổi, vợ Nguyễn Trãi là Thị Lộ, vào hầu vua, dùng chất độc giết vua, triều đình kết án phải giết ba họ. Trong 3 sách chính sử nêu trên, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục cùng thống nhất xác nhận Lê Thái Tông bị bạo bệnh mà qua đời, và sau khi thi hài Lê Thái Tông được đưa về kinh đô thì Nguyễn Thị Lộ bị mọi người đồng loạt buộc tội giết vua. Riêng Lịch triều hiến chương loại chí xác nhận Nguyễn Thị Lộ dùng thuốc độc giết vua. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư: Ngày 27 tháng 7 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 (âm lịch) vua về đến Lệ Chi viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40[8] được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất[5]. Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 (âm lịch) mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Ngay sau khi Thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), triều đình bắt Nguyễn Trãi tru di tam tộc vào ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này[5]. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục:[3] Tháng 7 âm lịch, Lê Thái Tông tuần hành phía đông, duyệt võ ở Chí Linh, Nguyễn Trãi đón mời, nhà vua đến chơi chùa núi Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Nguyễn Thị Lộ, vợ lẽ của Nguyễn Trãi, người đẹp mà lại hay chữ. Nhà vua nghe tiếng, trước đây từng mời đến, phong làm Lễ nghi học sĩ; ngày đêm cho hầu ở bên, nhân đó, sàm sỡ với Thị Lộ. Trong đợt đi tuần phía đông, Thái Tông quay về đến trại Vải làng Đại Lại, huyện Gia Định, thì mắc chứng sốt rét. Thị Lộ vào hầu suốt đêm, nhà vua mất.[9] Trăm quan giấu kín việc này, lặng lẽ rước ngự giá về kinh đô mới phát tang. Người ta đều nói Thị Lộ giết vua, bèn bắt giết Thị Lộ. Ngay sau khi Thái tử Bang Cơ mới 2 tuổi lên nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), triều đình bắt và giết Nguyễn Trãi, tru di cả họ. Người ta đều cho là oan[9]. Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí:[10] Năm 1442, Nguyễn Trãi 63 tuổi, vợ Nguyễn Trãi là Thị Lộ, vào hầu vua, dùng chất độc giết vua, triều đình kết án phải giết ba họ. Trong 3 sách chính sử nêu trên, Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục cùng thống nhất xác nhận Lê Thái Tông bị bạo bệnh mà qua đời, và sau khi thi hài Lê Thái Tông được đưa về kinh đô thì Nguyễn Thị Lộ bị mọi người đồng loạt buộc tội giết vua. Riêng Lịch triều hiến chương loại chí xác nhận Nguyễn Thị Lộ dùng thuốc độc giết vua.