ARN thông tin (mARN) :
- Chiếm khoảng 5 – 10% lượng ARN trong tế bào.
- Có cấu tạo 1 mạch thẳng không cuộn được xem là bản mã sao do được sao chép từ thông tin di truyền của 1 đoạn gen trên phân tử ADN.
b. ARN ribôxôm (rARN) :
- Chiếm khoảng 70 – 80% lượng ARN trong tế bào, cũng có cấu trúc một mạch pôliribônuclêôtit
c. ARN vận chuyển (tARN) :
- Chiếm khoảng 10 – 20% lượng ARN trong tế bào.
- ARN vận chuyển cũng có cấu tạo 1 mạch pôliribônuclêôtit nhưng cuộn lại ở một đầu. Trong mạch, có một số đoạn các cặp bazơ nitric liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A với U và G với X). Sự cuộn một đầu của tARN cùng với liên kết hyđrô bổ sung đã hình thành một số thùy tròn trên tARN, một trong các thùy tròn mang bộ ba đối mã gồm 3 ribônuclêôtit đặc hiệu với axit amin mà tARN phải vận chuyển. Đầu tự do của tARN có vị trí gắn axit amin đặc hiệu.
-mARN cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng, mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền tử mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipepetit. Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến protein thì ARN có
+Trình tự nucleotit đặc hiệu giúp cho riboxom nhận và liên kết vào ARN
+Mã mở đầu : tín hiệu khởi đầu phiên mã
+Các codon mã hóa axit amin:
+Mã kết thúc , mang thông tin kết thúc quá trình dịch mã
-tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã hóa axit amin trên phân tử mARN , tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipetit .
-rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ. rARN liên kết với các protein tạo nên các riboxom. r ARN là loại ARN có cấu trúc có nhiếu liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tế bào.