Hướng dẫn soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyen Nguyen Chi

Nêu cảm nhận của em về bức tranh quê trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.

Thảo Phương
21 tháng 11 2018 lúc 15:18

Thiên nhiên giản dị, tươi đẹp miền thôn dã muôn đời nay vẫn là người bạn gắn bó của các thi nhân - dù cho thi nhân ấy có là một nhà vua đi chăng nữa. Trong bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” tức "Thiên Trường vãn vọng" của nhà vua Trần Nhân Tông, khung cảnh thiên nhiên hiện lên thanh bình yên ả khiến lòng người thấy tĩnh tâm lạ thường.

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có đường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Trần Nhân Tông là một vị vua nổi tiếng đời nhà Trần sống ở thế kỉ XIII của dân tộc. Ông là người yêu dân, yêu nước và nổi tiếng khoan hòa, êm ái. Dưới triều đại của mình, ông chẳng những đã đoàn kết được tướng sĩ, nhân dân đánh thắng giặc Mông - Nguyên mà còn xây dựng cho nhân dân đời sống ấm no, yên ổn. Sau khi rời ngai vàng, ông lên núi Yên Tử tĩnh tu và được tôn là tổ sư của thiền phái Trúc Lâm... Tương truyền rằng sau khi lãnh đạo dân ta chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi, đất nước trở lại yên bình, nhân dịp thăm quê cũ ở Thiên Trường, vua Trần Nhân Tông đả tức cảnh sinh tình mà viết nên “Thiên Trường vãn vọng”. Bài thơ được viết theo thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, âm điệu bài thơ nhẹ nhàng, hài hòa, thanh thoát.

Phủ Thiên Trường, Nam Định vốn là quê cù của nhà Trần. Đó là một miền quê yên ả, thanh bình. Trong bài thơ, tác giả đã vẽ lên một bức tranh thôn dã vào lúc chiều tả, hoàng hôn đang kéo đến:

"Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không"

Trong nguyên văn chữ Hán, cụm từ bán vô bán hữu nghĩa là nửa như có nửa như không gợi phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang mờ trong sương khói. Thôn xóm, nhà tranh, làng quê nối nhau, san sát, sum vầy phía trước, phía sau, khói phủ nhạt nhòa, mờ tỏ, nửa như có, nửa như không. Khói tỏa ra từ đâu vậy? Phải chăng, đây chính là khói bếp nhà tranh và lớp sương chiều làng đang hòa quyện với nhau thành một làn sương - khói trắng mờ, êm dịu bay nhẹ nhàng khiến người ta cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có lúc không? Tâm hồn người lâng lâng bởi cảnh hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy xóm làng thanh bình, êm ả đến? Cảnh tượng trong hai cảu thơ đầu trầm lặng làm sao! Cảnh có nét thực nhưng lại có nét ảo. Chính điều này tạo lên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.

Đến hai câu sau đã có sự xao động trong cảnh vật:

" Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng".

Cách nơi nhà vua đứng không xa, mấy chú bé chăn trâu đang lùa trâu về làng, vừa ngồi trên lưng trâu vừa thổi sáo. Tiếng sáo vi vu, văng vẳng, cất lên làm xao động lòng người. Xa xa, trên cánh đồng lúa, mấy cánh cò trắng đang từng đôi một sà xuống như muốn tìm mồi hay định nghỉ ngơi! Người, vật, đồng ruộng, màu sắc, âm thanh..., tất cả đã hòa nhập với nhau để vẽ non bức tranh quê hương thanh bình, êm vắng mà thật có hồn.

Qua bức tranh được miêu tả, có thể nhận thấy cảnh tượng nhìn từ phủ Thiên Trường thật nên thơ. Đứng trước cảnh thiên nhiên ấy, tác giả như chìm đắm say sưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vướng bận binh đao.

Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh dược nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.

"Thiên Trường vãn vọng" (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) của Trần Nhân Tông là một bức tranh phong cảnh làng quê xinh xắn. Nó đã gợi được cái hồn, cái cốt của làng quê Việt Nam. Bài thơ phảng phất chất thiền thể hiện tâm hồn sâu lắng, thanh cao của bậc vua hiền tài nhân ái Trần Nhân Tông.

Phùng Tuệ Minh
21 tháng 11 2018 lúc 17:17

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, kho tàng văn học đất nước ta có vô vàn những áng thơ hay có giá trị, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Đặc biệt trong giai đoạn lịch sử thời nhà Trần cũng để lại cho hậu thế nhiều bài thơ có giá trị vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay, trong số đó phải kể đến bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” (Thiên Trường vãn vọng) của vua Trần Nhân Tông, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên vô cùng lạ và đặc sắc

Bức tranh thiên nhiên trong thiên trường vãn vọng cho ta thấy được hồn thơ thiên nhiên một vị vua nhân đức, tài năng Trần Nhân Tông. Đọc từ đầu đến cuối bài thơ ta mới cảm thản được nhãn quan tuyệt vời của vua Trần Nhân Tông. Hai câu thơ đầu tiên cho ta thấy được cảnh sắc thiên nhiên của vùng quê nông thôn bình thường như bao miền quê khác nhưng lại vô cùng gần gũi, thân thương:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biên.”

Dịch nghĩa:

Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ,

Cảnh vật bóng chiều chập chờn nửa như có nửa như không”.

Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong một buổi chiều ở phủ Thiên Trường nhìn ra của tác giả. Không gian trước mặt là một một nhỏ trước sau đều mờ ảo “mờ mờ” như khó bao phủ. Trong cái mờ mờ chả biết của khói hay sương đó, cảnh vật bóng chiểu chợt “chập chờn” tưởng có mà lại không, tưởng không mà lại có.

Buổi chiều được miêu tả với sự mờ ảo có lẽ đó là một buổi chiều của mùa thu cuối mùa, gợi cho người đọc nhiều xúc cảm và suy tư. Có lẽ chỉ người có một tâm hồn tinh tế mới có thể cảm nhận hết cái vẻ đẹp man mác của một trời thu cuối mùa sắp vào đông như thế, đây có lẽ chính là sự chuyển giao thiên nhiên đất trời ấy.

Hai câu thơ cuối tưởng chừng là man mác như cái hình ảnh ờ ảo, cảnh vật nửa có nửa không, chơi vơi như ba câu thơ đầu trên, nhưng hoàn toàn khác:

“Mục đồng địch lí ngưu quy tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền.”

Dịch thành:

“Mục đồng lùa trâu về nhà tiếng sáo véo von

Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng.”

Một miền quê vô cùng thanh bình với hình ảnh “mục đồng” trong buổi chiều ta lùa trâu về sau một ngày cho trâu đi ăn về, cười trâu thổi tiếng nghe sao mà véo von, mà ấn tượng quá. Đâu đó là hình ảnh từng đôi cò trắng liệng trên không trung rồi “song song” hạ cánh xuống đồng để kiếm chút đồ ăn còn lại trước khi trời tối. Sắp kết thúc một ngày nhưng cảnh vật vẫn còn rất sôi động lắm. Bức tranh về một miền quê yên bình nhưng vô cùng đẹp đẽ

Chỉ bằng từ ngữ giản dị, gần gũi sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình gợi cảm. Trần Nhân Tông đã đưa người đọc bước vào một bức tranh thiên nhiên của một buổi chiều hoàng hôn “mờ mờ”, “chập chờn”, với hình ảnh của động vật là “cò trắng”, sự xuất hiện của con người là “mục đồng”, khiến cho bức tranh là sự hài hòa của thiên nhiên và con người. Có lẽ chính từ tình yêu đất nước dạt dào, xuất phát từ tận đáy lòng mới có thể viết lên những vần thơ vô cùng hay và xuất sắc đến vậy

Bức tranh thiên nhiên trong Thiên trường vãn vọng chính là một bức tranh miêu tả lại những nét điển hình nhất về quê hương đất nước người, Trần Nhân Tông muốn gửi gắm những tình cảm dành cho đất nước, con người qua những lời thơ.

Đỗ Trà My
25 tháng 9 2019 lúc 21:16

đẹp

Diệu Huyền
10 tháng 10 2019 lúc 6:39
Tham khảo: 1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

– Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, kho tàng văn học đất nước ta có vô vàn những áng thơ hay có giá trị, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Đặc biệt trong giai đoạn lịch sử thời nhà Trần cũng để lại cho hậu thế nhiều bài thơ có giá trị vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay, trong số đó phải kể đến bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” (Thiên Trường vãn vọng) của vua Trần Nhân Tông, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên vô cùng lạ và đặc sắc

2.Thân bài

-Cảm nhận về hai câu thơ đầu:

+ Hai câu thơ đầu tiên cho ta thấy được cảnh sắc thiên nhiên của vùng quê nông thôn bình thường như bao miền quê khác nhưng lại vô cùng gần gũi, thân thương

+ Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong một buổi chiều ở phủ Thiên Trường nhìn ra của tác giả.

+Không gian trước mặt là một một nhỏ trước sau đều mờ ảo “mờ mờ” như khó bao phủ.

+Trong cái mờ mờ chả biết của khói hay sương đó, cảnh vật bóng chiểu chợt “chập chờn” tưởng có mà lại không, tưởng không mà lại có.

+Buổi chiều được miêu tả với sự mờ ảo có lẽ đó là một buổi chiều của mùa thu cuối mùa, gợi cho người đọc nhiều xúc cảm và suy tư.

=> Có lẽ chỉ người có một tâm hồn tinh tế mới có thể cảm nhận hết cái vẻ đẹp man mác của một trời thu cuối mùa sắp vào đông như thế, đây có lẽ chính là sự chuyển giao thiên nhiên đất trời ấy.

– Cảm nhận về hai câu thơ cuối:

+Hai câu thơ cuối tưởng chừng là man mác như cái hình ảnh ờ ảo, cảnh vật nửa có nửa không, chơi vơi như ba câu thơ đầu trên, nhưng hoàn toàn khác:

+Một miền quê vô cùng thanh bình với hình ảnh “mục đồng” trong buổi chiều ta lùa trâu về sau một ngày cho trâu đi ăn về, cười trâu thổi tiếng nghe sao mà véo von, mà ấn tượng quá.

+Đâu đó là hình ảnh từng đôi cò trắng liệng trên không trung rồi “song song” hạ cánh xuống đồng để kiếm chút đồ ăn còn lại trước khi trời tối. Sắp kết thúc một ngày nhưng cảnh vật vẫn còn rất sôi động lắm.

=> Bức tranh về một miền quê yên bình nhưng vô cùng đẹp đẽ

+ Chỉ bằng từ ngữ giản dị, gần gũi sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình gợi cảm. Trần Nhân Tông đã đưa người đọc bước vào một bức tranh thiên nhiên của một buổi chiều hoàng hôn “mờ mờ”, “chập chờn”, với hình ảnh của động vật là “cò trắng”, sự xuất hiện của con người là “mục đồng”, khiến cho bức tranh là sự hài hòa của thiên nhiên và con người.

=> Có lẽ chính từ tình yêu đất nước dạt dào, xuất phát từ tận đáy lòng mới có thể viết lên những vần thơ vô cùng hay và xuất sắc đến vậy

3. Kết bài

Bức tranh thiên nhiên trong Thiên trường vãn vọng chính là một bức tranh miêu tả lại những nét điển hình nhất về quê hương đất nước người, Trần Nhân Tông muốn gửi gắm những tình cảm dành cho đất nước, con người qua những lời thơ.

I. Dàn ý chi tiết 1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

– Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, kho tàng văn học đất nước ta có vô vàn những áng thơ hay có giá trị, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Đặc biệt trong giai đoạn lịch sử thời nhà Trần cũng để lại cho hậu thế nhiều bài thơ có giá trị vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay, trong số đó phải kể đến bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” (Thiên Trường vãn vọng) của vua Trần Nhân Tông, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên vô cùng lạ và đặc sắc

2.Thân bài

-Cảm nhận về hai câu thơ đầu:

+ Hai câu thơ đầu tiên cho ta thấy được cảnh sắc thiên nhiên của vùng quê nông thôn bình thường như bao miền quê khác nhưng lại vô cùng gần gũi, thân thương

+ Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong một buổi chiều ở phủ Thiên Trường nhìn ra của tác giả.

+Không gian trước mặt là một một nhỏ trước sau đều mờ ảo “mờ mờ” như khó bao phủ.

+Trong cái mờ mờ chả biết của khói hay sương đó, cảnh vật bóng chiểu chợt “chập chờn” tưởng có mà lại không, tưởng không mà lại có.

+Buổi chiều được miêu tả với sự mờ ảo có lẽ đó là một buổi chiều của mùa thu cuối mùa, gợi cho người đọc nhiều xúc cảm và suy tư.

=> Có lẽ chỉ người có một tâm hồn tinh tế mới có thể cảm nhận hết cái vẻ đẹp man mác của một trời thu cuối mùa sắp vào đông như thế, đây có lẽ chính là sự chuyển giao thiên nhiên đất trời ấy.

– Cảm nhận về hai câu thơ cuối:

+Hai câu thơ cuối tưởng chừng là man mác như cái hình ảnh ờ ảo, cảnh vật nửa có nửa không, chơi vơi như ba câu thơ đầu trên, nhưng hoàn toàn khác:

+Một miền quê vô cùng thanh bình với hình ảnh “mục đồng” trong buổi chiều ta lùa trâu về sau một ngày cho trâu đi ăn về, cười trâu thổi tiếng nghe sao mà véo von, mà ấn tượng quá.

+Đâu đó là hình ảnh từng đôi cò trắng liệng trên không trung rồi “song song” hạ cánh xuống đồng để kiếm chút đồ ăn còn lại trước khi trời tối. Sắp kết thúc một ngày nhưng cảnh vật vẫn còn rất sôi động lắm.

=> Bức tranh về một miền quê yên bình nhưng vô cùng đẹp đẽ

+ Chỉ bằng từ ngữ giản dị, gần gũi sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình gợi cảm. Trần Nhân Tông đã đưa người đọc bước vào một bức tranh thiên nhiên của một buổi chiều hoàng hôn “mờ mờ”, “chập chờn”, với hình ảnh của động vật là “cò trắng”, sự xuất hiện của con người là “mục đồng”, khiến cho bức tranh là sự hài hòa của thiên nhiên và con người.

=> Có lẽ chính từ tình yêu đất nước dạt dào, xuất phát từ tận đáy lòng mới có thể viết lên những vần thơ vô cùng hay và xuất sắc đến vậy

3. Kết bài

Bức tranh thiên nhiên trong Thiên trường vãn vọng chính là một bức tranh miêu tả lại những nét điển hình nhất về quê hương đất nước người, Trần Nhân Tông muốn gửi gắm những tình cảm dành cho đất nước, con người qua những lời thơ.

II. Bài tham khảo

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, kho tàng văn học đất nước ta có vô vàn những áng thơ hay có giá trị, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Đặc biệt trong giai đoạn lịch sử thời nhà Trần cũng để lại cho hậu thế nhiều bài thơ có giá trị vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay, trong số đó phải kể đến bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” (Thiên Trường vãn vọng) của vua Trần Nhân Tông, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên vô cùng lạ và đặc sắc

Bức tranh thiên nhiên trong thiên trường vãn vọng cho ta thấy được hồn thơ thiên nhiên một vị vua nhân đức, tài năng Trần Nhân Tông. Đọc từ đầu đến cuối bài thơ ta mới cảm thản được nhãn quan tuyệt vời của vua Trần Nhân Tông. Hai câu thơ đầu tiên cho ta thấy được cảnh sắc thiên nhiên của vùng quê nông thôn bình thường như bao miền quê khác nhưng lại vô cùng gần gũi, thân thương:

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu tịch dương biên.”

Dịch nghĩa:

Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ,

Cảnh vật bóng chiều chập chờn nửa như có nửa như không”.

cam-nhan-ve-buc-tranh-thien-nhien-trong-bai-tho-thien-truong-van-vong

Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Thiên trường vãn vọng

Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong một buổi chiều ở phủ Thiên Trường nhìn ra của tác giả. Không gian trước mặt là một một nhỏ trước sau đều mờ ảo “mờ mờ” như khó bao phủ. Trong cái mờ mờ chả biết của khói hay sương đó, cảnh vật bóng chiểu chợt “chập chờn” tưởng có mà lại không, tưởng không mà lại có.

Buổi chiều được miêu tả với sự mờ ảo có lẽ đó là một buổi chiều của mùa thu cuối mùa, gợi cho người đọc nhiều xúc cảm và suy tư. Có lẽ chỉ người có một tâm hồn tinh tế mới có thể cảm nhận hết cái vẻ đẹp man mác của một trời thu cuối mùa sắp vào đông như thế, đây có lẽ chính là sự chuyển giao thiên nhiên đất trời ấy.

Hai câu thơ cuối tưởng chừng là man mác như cái hình ảnh ờ ảo, cảnh vật nửa có nửa không, chơi vơi như ba câu thơ đầu trên, nhưng hoàn toàn khác:

“Mục đồng địch lí ngưu quy tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền.”

Dịch thành:

“Mục đồng lùa trâu về nhà tiếng sáo véo von

Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng.”

Một miền quê vô cùng thanh bình với hình ảnh “mục đồng” trong buổi chiều ta lùa trâu về sau một ngày cho trâu đi ăn về, cười trâu thổi tiếng nghe sao mà véo von, mà ấn tượng quá. Đâu đó là hình ảnh từng đôi cò trắng liệng trên không trung rồi “song song” hạ cánh xuống đồng để kiếm chút đồ ăn còn lại trước khi trời tối. Sắp kết thúc một ngày nhưng cảnh vật vẫn còn rất sôi động lắm. Bức tranh về một miền quê yên bình nhưng vô cùng đẹp đẽ

Chỉ bằng từ ngữ giản dị, gần gũi sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình gợi cảm. Trần Nhân Tông đã đưa người đọc bước vào một bức tranh thiên nhiên của một buổi chiều hoàng hôn “mờ mờ”, “chập chờn”, với hình ảnh của động vật là “cò trắng”, sự xuất hiện của con người là “mục đồng”, khiến cho bức tranh là sự hài hòa của thiên nhiên và con người. Có lẽ chính từ tình yêu đất nước dạt dào, xuất phát từ tận đáy lòng mới có thể viết lên những vần thơ vô cùng hay và xuất sắc đến vậy

Bức tranh thiên nhiên trong Thiên trường vãn vọng chính là một bức tranh miêu tả lại những nét điển hình nhất về quê hương đất nước người, Trần Nhân Tông muốn gửi gắm những tình cảm dành cho đất nước, con người qua những lời thơ.

tck nha


Các câu hỏi tương tự
👁💧👄💧👁
Xem chi tiết
kim Phan
Xem chi tiết
👁💧👄💧👁
Xem chi tiết
Hoàng Linh Mi
Xem chi tiết
subin
Xem chi tiết
Trần Vũ Hoàng Anh
Xem chi tiết
Ngô Gia Khánh
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
Xem chi tiết
Ngân Lê
Xem chi tiết