_ Tham khảo _
Nước Việt Nam chúng ta là nước truyền thống đấu tranh dựng nước và cứu nước , trải qua hàng ngàn năm, nước VN đã xuất hiện những vị vua , vị tướng lỗi lạc tài ba , anh minh như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn trong bài chiếu dời đô, hịch tướng sĩ.
Một trong những vị vua tài giỏi , lỗi lạc của đất nước đó là Lí Công Uẩn , ông là người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lý ở nước ta . Ông là người thông minh, nhân ái , yêu nước thương dân , có chí lớn và lập được nhiều chiến công . Lí Công Uẩn luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc . Chính vì thế , ông nhận thấy Hoa Lư không còn phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ . Vì ông muốn đóng đô ở nơi trung tâm , mưu toan nghiệp lớn, tính kế muộn đời cho con cháu nên ông đã ban bố chiếu dời đô vào năm 1010 để “trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân ”
Việc định đô lập nước là 1 vấn đề trọng đại phần nào tới tương lai đất nước
Dời đô là khát vọng mong muốn của LCU , của nhân dân, của lịch sử dân tộc . Muốn vậy, việc dời đô là phải tìm một nơi trung tâm của trời đất , địa thế rồng cuộn hổ ngồi. LCU tâm đắc nói tới cái nơi đúng ngôi ĐBNT, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, nơi đấy không phải là Hoa Lư chật hẹp, mà là một nơi địa thế rộng,bằng , đất đai cao thoáng. Một nơi thuận lợi về tất cả mọi mặt thì nhân dân được ấm no, thanh bình, việc dời đô đã hợp với thiên thời địa lợi nhân hòa .
Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời Tiếp đến là vị tướng Trần Quốc Tuấn , với LCU là một vị vua anh minh, thương dân thì Trần Quốc Tuấn là một vị tướng giỏi, tài ba biết lấy những suy nghĩ, việc làm của mình để khơi dậy lòng yêu nước của các tướng sĩ . TQT tức Trần Hưng Đạo , ông là một vị tướng kiệt xuất của dân tộc biết nhìn xa trông rộng, ông đã nhận biết được âm mưu xâm lược của kẻ thù .
Trần Quốc Tuấn luôn luôn khâm phục những bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân . Ông mượn những tấm gương đó dí nói lên tình hình đất nước ta lúc bấy giờ đang bị giặc Nguyên mông lăm le xâm chiếm thì rất cần những tấm gương hi sinh vì nước để bảo vệ từng tấc đất cho nhân dân . Ông tố cáo tội ác của kẻ thù với mọi nhân dân, với triều đình ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi diều mà sỉ mắng triều đình, ông tỏ rõ chúng là thân dê chó, hổ đói . Ngày ngày nhìn sứ giặc làm nhục triều đình TQT ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa và ông sẵn sàng xẻ thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù dẫu cho thân mình phải phơi ngoài nơi cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa , ông cũng cảm thấy vui lòng .
Đứng trước tình cảnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc , TQT phê phán nghiêm khắc những lối sống hưởng lạc nhưng ông cũng tỏ rõ sự quân tâm đến các tướng sĩ , ông cho họ ăn mặc, xe cộ , thuyền ….. sự quan tâm đó sẽ thắt chặt tình cảm giữa chư và tướng . Nếu các tướng sĩ không nghe theo lời thần chư thì hiểm họa trước mắt thật đau xót : “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt , đau xót biết chừng nào ”
Trong những áng văn nghị luận trung đại, Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn có một vị trí quan trọng. nó là áng văn khởi đầu cho nền văn học thời Lí – Trần. Hơn nữa, nó là áng văn đầu tiên thể hiện khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hung cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Chiếu dời đô ra đời trong hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt. Tuy không phải là hoàn cảnh giặc thù đang lăm le ngoài biên ải, vận mệnh Tổ quốc lâm nguy như hoàn cảnh ra đời của Hịch tướng sĩ. Cũng không phải không khí tưng bừng rộn rã của cả dân tộc đang ca khúc khải hoàn như hoàn cảnh ra đời của Bình ngô đại cáo. Đây là hoàn cảnh đất nước đã thái bình. Nhưng nền thái bình ấy còn mong manh, nguy cơ giặc giã thôn tính Đại Việt chưa phải là hết. Đây là thời điểm dân tộc ta đã giành được chủ quyền, có núi sông riêng, chế độ riêng, nhưng các triều đại Đinh- Tiền Lê nối tiếp nhau ra đời rồi cũng nhanh chóng tiêu vong. Nhà Lí thành lập. Một trọng trách nặng nề đè nặng trên đôi vai vương triều họ Lí. Làm thế nào để giữ yên giang sơn bờ cõi, bảo tồn được thành quả của cha ông đã giành được? làm thế nào để phát triển đất nước ngày càng hùng cường? Niềm trăn trở ấy đã biến thành quyết định dời đô của Lí Thái Tổ(Lí Công Uẩn), và bài Chiếu đã ra đời. Hơn ai hết, Lí Công Uẩn hiểu rõ lí do phải dời đô cũng như lợi ích của việc dời đô.
Trong lịch sử nhân loại , đã có không ít những lần dời đô. Không xét đâu xa lạ, chỉ riêng một quốc gia cận kề với Đại Việt là Trung Hoa, chỉ ở hai triều đại thôi cũng đã có tới vài lần phải thay đổi kinh đô: Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Việc dời đô của các vị đế vương Thương, Chu ấy phải đâu là những việc làm tùy tiện, theo ý riêng của mình. Đó là những việc làm có suy tính đến sự thiệt hơn, đến sự hưng thịnh, tồn vong của giang sơn, xã tắc, đến hạnh phúc lâu dài của trăm họ, muôn dân. Thật là một việc làm trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân, đáng là tấm gương để đời sau noi theo.
Từ bài học của các đế vương Trung Hoa, đi sâu vào thực tế của Đại Việt, Lí Thái Tổ càng thấy bức xúc, trăn trở: Kinh Đô của Đại Việt đóng ở Hoa Lư, nơi đất hẹp hè thưa, địa thế tuy có hiểm trở nhưng đâu phải là nơi thuận tiện cho việc giao lưu phát triển, làm sao vận nước có thể lâu dài, phong tục có thể phồn vinh như các triều đại Thương, Chu bên Trung Quốc? Và thực tế là số vận của hai nhà Đinh, Lê không được lâu bền, số vận ngắn ngủi và trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi há chẳng phải là điều đang diễn ra đó sao?
Không chỉ bức xúc, trăn trở, nhà vua còn cảm thấy rất đau xót về việc đó. Tình cảm chân thành của ông là khát vọng về đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường. Khát vọng ấy biến thành ý chí hành động không thể chuyển dời.Bắt nguồn từ một khát vọng lớn lao, cao cả, với một vị trí mẫn tiệp, với tầm nhìn xa, trông rộng của một bặc thiên tài kiệt xuất, vị đế vương nhà Lí đã tìm được cho dân tộc ta một địa danh lí tưởng để định đô lâu dài. Đó là thành Đại La.( Hà Nội ngay nay). Nhà vua chỉ rõ các bá quan văn võ, cho thần dân cả nước thấy được những lợi thế vô cùng lớn của thành Đại La mà không nơi nào trên quốc gia Đại Việt có được.
Thứ nhất, về vị trí địa lí ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuốn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi.
Thứ hai, vế chính trị, văn hóa thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Đóng đô ở một nơi như thế hỏi làm sao vận nước có thể ngắn ngủi, trăm họ có thể hao tổn, muôn vật có thể không được thích nghi? Chắc chắn là vận nước sẽ được lâu dài, phong tục sẽ được phồn vinh, trăm dân muôn họ sẽ được an hưởng thái bình hạnh phúc. Hỏi có còn mong ước gì hơn? Một khát vọng thật đẹp. Khát vọng của Lí Thái Tổ cũng là khát vọng của những người dân Đại Việt lúc ấy và cả sau này.
Chiếu dời đô đã đánh trúng vào niềm khao khát xây dựng một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cườngcuar cả dân tộc nên nó được mọi người nồng nhiệt hưởng ứng. Một kinh đô mới đã ra đời và tồn tại vĩnh viễn.
Chiếu dời đô không chỉ thể hiện một khát vọng lớn, nó còn thể hiện được khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Do thế và lực còn yếu, chưa đủ sức để đối phó với nạn ngoại xâm nếu định đô ở đồng bằng, nên hai nhà Đinh, Lê phải chọn Hoa Lư làm kinh đô mong dựa vào địa thế hiểm trở để bảo tồn vương triều, giữ vững chủ quyền. Bởi chưa lớn mạnh nên số vận ngắn ngủi, trăm họk phải hao tổn là lẽ đương nhiên.
Nhưng nay, nhà Lí là sự kế tục sự nghiệp của các triều đại cha anh,có thế đã lớn mạnh hơn. Nhưng dù có lớn mạnh hơnhay chưa thực sự lớn mạnh thì quyết định dời đô của vị Thái Tổ họ Lí cũng đã khẳng định được khí phách anh hùng, dám đương đầu với mọi thử thách, vững tin vào khả năng của mình. Khí phách của vị đế vương đầu tiên của nhà Lí cũng là khí phách của cả một vương triều, của cả một dân tộc đang trên đà lớn mạnh.
Ngày nay, càng đọc kĩ Chiếu dời đô, càng suy ngẫm kĩ về tư tưởng bài Chiếu, ta càng thấy thấm thía sự sang suốt và quyết định đúng đắn của một bậc đế vương hào kiệt, càng thêm biết ơn ông đã đặt nền móng cho sự bền vững, hưng thịnh lâu dài của đất nước, càng thêm cảm phục và quý mến ông.
Trong những áng văn nghị luận trung đại, Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn có một vị trí quan trọng. nó là áng văn khởi đầu cho nền văn học thời Lí – Trần. Hơn nữa, nó là áng văn đầu tiên thể hiện khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hung cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Chiếu dời đô ra đời trong hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt. Tuy không phải là hoàn cảnh giặc thù đang lăm le ngoài biên ải, vận mệnh Tổ quốc lâm nguy như hoàn cảnh ra đời của Hịch tướng sĩ. Cũng không phải không khí tưng bừng rộn rã của cả dân tộc đang ca khúc khải hoàn như hoàn cảnh ra đời của Bình ngô đại cáo. Đây là hoàn cảnh đất nước đã thái bình. Nhưng nền thái bình ấy còn mong manh, nguy cơ giặc giã thôn tính Đại Việt chưa phải là hết. Đây là thời điểm dân tộc ta đã giành được chủ quyền, có núi sông riêng, chế độ riêng, nhưng các triều đại Đinh- Tiền Lê nối tiếp nhau ra đời rồi cũng nhanh chóng tiêu vong. Nhà Lí thành lập. Một trọng trách nặng nề đè nặng trên đôi vai vương triều họ Lí. Làm thế nào để giữ yên giang sơn bờ cõi, bảo tồn được thành quả của cha ông đã giành được? làm thế nào để phát triển đất nước ngày càng hùng cường? Niềm trăn trở ấy đã biến thành quyết định dời đô của Lí Thái Tổ(Lí Công Uẩn), và bài Chiếu đã ra đời. Hơn ai hết, Lí Công Uẩn hiểu rõ lí do phải dời đô cũng như lợi ích của việc dời đô.
Trong lịch sử nhân loại, đã có không ít những lần dời đô. Không xét đâu xa lạ, chỉ riêng một quốc gia cận kề với Đại Việt là Trung Hoa, chỉ ở hai triều đại thôi cũng đã có tới vài lần phải thay đổi kinh đô: Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Việc dời đô của các vị đế vương Thương, Chu ấy phải đâu là những việc làm tùy tiện, theo ý riêng của mình. Đó là những việc làm có suy tính đến sự thiệt hơn, đến sự hưng thịnh, tồn vong của giang sơn, xã tắc, đến hạnh phúc lâu dài của trăm họ, muôn dân. Thật là một việc làm trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân, đáng là tấm gương để đời sau noi theo.
Từ bài học của các đế vương Trung Hoa, đi sâu vào thực tế của Đại Việt, Lí Thái Tổ càng thấy bức xúc, trăn trở: Kinh Đô của Đại Việt đóng ở Hoa Lư, nơi đất hẹp hè thưa, địa thế tuy có hiểm trở nhưng đâu phải là nơi thuận tiện cho việc giao lưu phát triển, làm sao vận nước có thể lâu dài, phong tục có thể phồn vinh như các triều đại Thương, Chu bên Trung Quốc? Và thực tế là số vận của hai nhà Đinh, Lê không được lâu bền, số vận ngắn ngủi và trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi há chẳng phải là điều đang diễn ra đó sao?
Không chỉ bức xúc, trăn trở, nhà vua còn cảm thấy rất đau xót về việc đó. Tình cảm chân thành của ông là khát vọng về đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường. Khát vọng ấy biến thành ý chí hành động không thể chuyển dời.
1) Mở bài:
_ Có thễ nói dân tộc VN đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là 1 truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ) là những người lãnh đạo anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" Lý Công Uẫn chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều đó.
2) Thân bài:
_ Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
_ Lý Công Uẫn lên ngôi đã lập tức quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La, bởi nhà vua hiễu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân dân sẽ sống no ấm, đất nước được hưng thịnh đời đời. Lý Công Uẩn quyết định như thế không phải theo ý riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân.
_ Người viết "Chiếu dời đô" bày tỏ mục đích dời đô là: "vân mệnh trời", "theo ý dân", "thấy thuận thiên thì thay đổi", dời đến nơi "trung tâm trời đất", tiện hướng "nhìn sông dựa núi",… "nơi đây là thánh địa". Đọc văn bản "chiếu dời đô" ta cảm nhận Lý Công Uẩn không chỉ là 1 vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất sáng suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có nghĩa là nhân dân thái bình, no ấm trong suốt thời gian đó (kinh đô Đại La_Thăng Long_chính là thủ đô Hà Nội ngày nay, linh hồn của VN)
_Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên_Mông hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã 3 lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Ông xứng đáng là 1 vị anh hùng của dân tộc.
_Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài "Hịch tướng sĩ" với mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ chuẩn bị đánh quân xâm lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý.
3) Kết bài:
_ Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẫn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… Họ là tấm gương sáng ngời đễ đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ "có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".