Hướng dẫn soạn bài Bánh trôi nước

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dung Trương

Nêu cảm nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ thời phong kiến qua bài thơ bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Bui Ngoc Phuong
1 tháng 11 2017 lúc 19:43

Sau khi học xong văn bản" Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, tôi càng cảm thương cho những người phụ nữ trong Xã Hội Phong Kiến. Tuy những người phụ nữ có ngoại hình xinh đẹp, trong trắng nhưng số phận của họ chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời. Vì họ không có quyền quyết định số phận của mình vì số phận của họ phụ thuộc vào tay kẻ khác. Thế nhưng họ vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp và quý báu, đó là tấm lòng thủy chung, son sắc tình nghĩa. Qua đó, tôi càng cảm thương cho thân phận của người phụ nữ bao nhiêu thì tôi lại càng căm ghét Xã Hội Phong Kiến bấy nhiêu.

Bạn nên chú trọng vào cảm nghĩ của em về văn bản sông núi nước nam và bánh trôi nước thì hơn!!! Một trong hai đề đó sẽ kiểm tra đó!!!hihi

Thảo Phương
11 tháng 11 2018 lúc 21:52

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

SỰ CHỞ LẠI
19 tháng 11 2019 lúc 15:35

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ... Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các "thần tượng" trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ "Bánh trôi nước".

Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ "Bánh trôi nước" viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ.

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non"

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.

Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.

Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.

Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Khách vãng lai đã xóa
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
20 tháng 11 2019 lúc 9:43

Người phụ nữ trong xã hội phong kiến từ xưa luôn phải chịu số phận vô cùng bất hạnh, cực khổ. Họ có vẻ đẹp bên ngoài và cả phẩm chất đáng quý bên trong nhưng do hủ tục của xã hội phong kiến đã đẩy họ xuống cuộc sống cùng cực. Họ không biết ngỏ cùng ai bởi tiếng nói của họ nào có giá trị, chỉ có thể than tiếng khóc của mình và tác giả dân gian đã có những bài ca dao than thân.

Họ ý thức được vẻ đẹp của mình nhưng lại có số phận long đong, phụ thuộc vào người đàn ông:

" Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

Mở đầu bài ca dao với mô tip "Thân em" cho ta thấy được thân phận nhỏ bé của người phụ nữ. "Thân em" mở đầu cho lời than thân trách phận của người phụ nữ. Họ đang sống trong xã hội chịu nhiều thiệt thòi dù họ cũng là một cá nhân trong cộng đồng đó. Tác giả dân gian cũng ngợi ca vẻ đẹp của họ trước tiên " như dải lụa đào". Tác giả đã sử dụng phép so sánh đặc sắc. So sánh vẻ đẹp của người phụ nữ như dải lụa mong manh, đẹp đẽ. Dải lụa đào gợi lên vẻ đẹp yêu kiều, trong trắng, nhẹ nhàng, tinh tế của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ có một vẻ đẹp vậy đáng lẽ phải được nâng niu, trân trọng và sống cuộc sống hạnh phúc nhưng không, cuộc sống của họ lại vô cùng bất hạnh: " Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai". Tấm lụa đào đó bị mang ra chợ bán để kẻ mua, người bán mặc cả, không biết sẽ rơi vào tay ai. Kẻ đó có thực sự biết đến giá trị của tấm lụa ấy không? Người phụ nữ cũng vậy, họ không quyết định được số phận của mình mà " Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó". Họ bị phụ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông trong gia đình. Hay không thơ của Hồ Xuân Hương có câu "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn". Chính vì bị phụ thuộc, không có tiếng nói trong gia đình mà số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa thật đáng thương!

Hình ảnh người phụ nữ bé nhỏ bị phụ thuộc còn thể hiện ở bài ca dao:

" Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày"

Thân phận người phụ nữ được tác giả dân gian ví như " hạt mưa sa". Hạt mưa sa rơi xuống nếu may mắn thì "hạt vào đài các" có nghĩa là sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có được hưởng cuộc sống sung sướng rồi được gả cho nhà giàu có. Họ không phải nghĩ đến cái ăn, cái mặc mà chỉ hưởng thụ. Nhưng bất hạnh hơn là "hạt ra ruộng cày" nghĩa là sống cuộc sống bần hàn, phải lo đến cái ăn cái mặc và hàng ngày kiếm đủ ăn, đủ mặc đã là hạnh phúc. Họ phải lao động vất vả, cực khổ mới có thể sống được. Chúng ta thấy rằng, cùng viết về người phụ nữ nhưng số phận của họ có thể thay đổi. Điểm chung giữa họ là sự phụ thuộc, là định kiến của xã hội, là hủ tục lạc hậu của xã hội phong kiến.

Trong ca dao dân ca, hình ảnh con cò cũng tượng trưng cho người phụ nữ. Đó là hình ảnh người vợ - người nông dân vất vả nuôi chồng:

" Con cò lặn lội bờ ao
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non"

Người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó lặn lội kiếm miếng cơm manh ao. Từ " lặn lội" để thể hiện nỗi vất vả, khó nhọc. Gánh gạo nuôi chồng nhưng họ không hề oán giận mà cam chịu " tiếng khóc nỉ non". Người phụ nữ lẽ ra cần có chỗ dựa là người chồng nhưng giờ đây họ phải làm lụng để nuôi chồng, nuôi con. Những câu ca dao này khiến ta nhớ đến những câu thơ trong bài " Thương vợ" của Tế Xương: " Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Èo xèo mặt nước buổi đò đông". Người phụ nữ họ phải thật sự yêu chồng, yêu con và có đức hi sinh mới có thể chịu được sự vất vả khó nhọc như vậy.

Nói tóm lại, ca dao than thân đã diễn tả được tiếng than của người phụ nữ về số phận của mình trong xã hội phong kiến. Ở xã hội ấy, người phụ nữ họ có vẻ đẹp, có phẩm chất nhưng số phận quá bạc bẽo. Tác giả dân gian đã lên tiếng giúp họ nhằm tố cáo xã hội ấy và bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc.

Khách vãng lai đã xóa
SỰ CHỞ LẠI
20 tháng 11 2019 lúc 13:00

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ... Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các "thần tượng" trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ "Bánh trôi nước".

Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ "Bánh trôi nước" viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ.

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non"

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.

Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.

Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.

Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Lan Anh
Xem chi tiết
ĐỖ VÂN ANH
Xem chi tiết
Vũ Khánh Chi
Xem chi tiết
Vũ Tuyết Nga
Xem chi tiết
Nguyễn Ánh Miku
Xem chi tiết
Lê Thị Mai Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Yến Nhi
Xem chi tiết
Phạm Yến Vy
Xem chi tiết
Hoàng thị hà
Xem chi tiết