Tham khảo: https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/cam-nghi-ve-kho-tho-dau-bai-tieng-ga-trua-faq208682.html
Tham Khảo
Khổ thơ đầu đã diễn tả tâm trạng của người chiến sĩ vào lúc nghỉ chân ở xóm nhỏ
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
"Cục....cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Trong một ngôi xóm nhỏ vào ban trưa,tiếng gà nhảy ổ quen thuộc vang lên làm người chiến sĩ bồi hồi,xúc động."Cục..cục tác cục ta"-câu thơ ghi âm lại tiếng gà trưa mới thực,mới sống động làm sao! Ở ba câu thơ tiếp theo,từ "nghe" được điệp lại ba lần,đồng thời cũng là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.Tiếng gà xua tan đi cái nắng chói chang,gay gắt của trưa hè.Tiếng gà làm dịu bớt đi sự mệt mỏi,nhọc nhằn của người chiến sĩ.Và hơn thế nữa,tiếng gà đã gợi dậy những cảm xúc về kỉ niệm đẹp đẽ thưở ấu thơ của Xuân Quỳnh.Tiếng gà thật kì diệu,tài tình biết mấy! Đọc các dòng thơ,lòng tôi trào dâng sự bồi hồi ở sâu thẳm đáy lòng.
Tham khảo
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Đó là một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm và tha thiết. “Tiếng gà trưa” là bài thơ xuất sắc của Xuân Quỳnh viết về tình cảm bà cháu. Đặc biệt, khổ thơ đầu tiên đã cho người đọc thấy được sự tinh tế trong nét bút của Xuân Quỳnh:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục …cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Cảm nhận của em về khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Trong vô vàn âm thanh khác nhau của cuộc sống, người chiến sĩ chú ý đến âm thanh của tiếng gà bởi đây là âm thanh rất quen thuộc, gần gũi của làng quê, như dự báo cho những điều tốt lành. Người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà trong một hoàn cảnh đặc biệt. Trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ thanh bình, người chiến sĩ đã nghe thấy tiếng gà “nhảy ổ”. Âm thanh tiếng gà được tác giả ghi lại hết sức tự nhiên, chân thực: “Cục…cục tác cục ta”. Giọng thơ nhẹ nhàng, bâng khuâng. Tiếng gà nhảy ổ đã trở thành tiếng quê hương, tiếng hậu phương như chào đón, như vẫy gọi người chiến sĩ, khơi gợi biết bao kỉ niệm tuổi thơ:
Xem thêm: Phân tích bài Ý nghĩa của văn chương của Hoài Thanh“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Điệp từ “nghe” được nhắc lại ở đầu các câu thơ kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã làm cho cảm nhận của tác giả trở nên tinh tế. Sau mỗi từ “nghe” lại mở ra một dòng cảm xúc mới. Âm thanh tiếng gà làm “xao động nắng trưa”, không gian như bừng tỉnh, như cựa quậy. Tưởng như có làn gió mát thổi qua tâm hồn. Nghe tiếng gà làm cho “ bàn chân đỡ mỏi”. Âm thanh của tiếng gà làm cho người chiến sĩ thấy bớt mệt mỏi, đó là những giây phút hiếm hoi mà người chiến sĩ tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn trong hoàn cảnh chiến tranh đang xảy ra ác liệt để người lính có thêm sức mạnh, vượt qua những chông gai, sẵn sàng dấn thân vào khói lửa. Và tiếng gà cũng đánh thức tâm hồn người chiến sĩ, những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ êm đềm đang ùa về, dòng cảm xúc trào dâng mãnh liệt. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tài tình. Tiếng gà được cảm nhận bằng thính giác sau đó chuyển sang thị giác, xúc giác và cuối cùng là tâm hồn. Điều đó cho thấy sự tinh tế trong ngòi bút của Xuân Quỳnh.
Tiếng gà trưa là một âm thanh vô cùng bình dị và thân thuộc của làng quê, là âm thanh khơi gợi về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người chiến sĩ. Điệp từ “nghe”cùng với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, giọng thơ biến đổi linh hoạt đã góp phần tạo nên một đoạn thơ hay, giàu tính nhịp điệu và cảm xúc.
Tham khảo!
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Đó là một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm và tha thiết. “Tiếng gà trưa” là bài thơ xuất sắc của Xuân Quỳnh viết về tình cảm bà cháu. Đặc biệt, khổ thơ đầu tiên đã cho người đọc thấy được sự tinh tế trong nét bút của Xuân Quỳnh:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục …cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Trong vô vàn âm thanh khác nhau của cuộc sống, người chiến sĩ chú ý đến âm thanh của tiếng gà bởi đây là âm thanh rất quen thuộc, gần gũi của làng quê, như dự báo cho những điều tốt lành. Người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà trong một hoàn cảnh đặc biệt. Trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ thanh bình, người chiến sĩ đã nghe thấy tiếng gà “nhảy ổ”. Âm thanh tiếng gà được tác giả ghi lại hết sức tự nhiên, chân thực: “Cục…cục tác cục ta”. Giọng thơ nhẹ nhàng, bâng khuâng. Tiếng gà nhảy ổ đã trở thành tiếng quê hương, tiếng hậu phương như chào đón, như vẫy gọi người chiến sĩ, khơi gợi biết bao kỉ niệm tuổi thơ:
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Điệp từ “nghe” được nhắc lại ở đầu các câu thơ kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã làm cho cảm nhận của tác giả trở nên tinh tế. Sau mỗi từ “nghe” lại mở ra một dòng cảm xúc mới. Âm thanh tiếng gà làm “xao động nắng trưa”, không gian như bừng tỉnh, như cựa quậy. Tưởng như có làn gió mát thổi qua tâm hồn. Nghe tiếng gà làm cho “ bàn chân đỡ mỏi”. Âm thanh của tiếng gà làm cho người chiến sĩ thấy bớt mệt mỏi, đó là những giây phút hiếm hoi mà người chiến sĩ tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn trong hoàn cảnh chiến tranh đang xảy ra ác liệt để người lính có thêm sức mạnh, vượt qua những chông gai, sẵn sàng dấn thân vào khói lửa. Và tiếng gà cũng đánh thức tâm hồn người chiến sĩ, những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ êm đềm đang ùa về, dòng cảm xúc trào dâng mãnh liệt. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tài tình. Tiếng gà được cảm nhận bằng thính giác sau đó chuyển sang thị giác, xúc giác và cuối cùng là tâm hồn. Điều đó cho thấy sự tinh tế trong ngòi bút của Xuân Quỳnh.
Tiếng gà trưa là một âm thanh vô cùng bình dị và thân thuộc của làng quê, là âm thanh khơi gợi về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người chiến sĩ. Điệp từ “nghe”cùng với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, giọng thơ biến đổi linh hoạt đã góp phần tạo nên một đoạn thơ hay, giàu tính nhịp điệu và cảm xúc.
Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu. TRong khổ thơ đầu :
"Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"
Những vần thơ mở đầu bằng bối cảnh hết sức bình dị, khi người chiến sĩ đi qua một xóm nọ, ngồi nghĩ chân đang lúc nắng trưa mỏi mệt,bỗng từ đâu cất lên những âm thanh quen thuộc, đó là tiếng gà nhảy ổ” cục tác cục ta”.mọi cảm xúc kỉ niệm của tuổi thơ cứ theo âm thanh đó mà vang vọng về người chiến sĩ, nó không chỉ gợi ra hình ảnh tuổi thơ đẹp đẽ, mà còn xóa tan nỗi mệt nhọc trên con đường hành quân. Cảm xúc của người chiến sĩ có sự chuyển biến theo cường độ ngày một tăng dần. Đầu tiên là với thứ âm thanh quen thuộc, khi phát hiện được âm thanh đó, anh cảm thấy nó bắt đầu làm thay đổi không khí xung quanh anh” xao động nắng trưa” rồi đến bàn chân đỡ mỏi , và sức lay động mãnh liệt nhất dó chính là “ gọi về tuổi thơ”.