Theo đó, sự bài tiết dịch tụy khi ăn được chia thành 3 giai đoạn là:
Giai đoạn đầu: Dịch tụy chiếm khoảng 20% dịch tụy của toàn bữa ăn. Giai đoạn dạ dày: Dịch tụy chiếm khoảng 5 -10%. Giai đoạn ruột: Đây là giai đoạn dịch tụy được bài tiết rất nhiều, chiếm khoảng 70-80%. Sở dĩ như vậy là bởi có 3 cơ chế tham gia kích thích tiết dịch là: Nồng độ ion H+ trong tá tràng kích thích tế bào S giải phóng hormon secretin. Secretin kích thích tế bào ống bài tiết dung dịch bicarbonat. Các acid béo, acid amin, peptid kích thích tế bào I của tá tràng và hỗng tràng để giải phóng hormon cholecystokinin. Cholecystokinin có vai trò kích thích cả tế bào nang bài tiết enzym và tế bào ống bài tiết dung dịch bicarbonat. Sự tham gia của ion H+, acid béo, peptid trong lòng ruột cũng kích thích bài tiết dịch tụy, đặc biệt là các enzym thông qua phản xạ dây X – dây X. Sự bài tiết dịch mật trong hoạt động tiêu hóa ở ruột nonMật là một sản phẩm bài tiết của gan. Đây là chất lỏng trong suốt có tính kiềm, có màu xanh hoặc vàng.
Trong dịch mật có các thành phần chính sau:
Muối mật: Là thành phần duy nhất trong dịch mật có tác dụng tiêu hóa. Nó có khả năng nhũ tương hóa tryglycerid để lipase trog ruột non có thể phân giải tất cả các tryglycerid trong thức ăn. Đồng thời, muối mật giúp hấp thu các sản phẩm tiêu hóa của lipid như: acid béo, monoglycerid hay cholesterol. Cholesterol: Là nguyên liệu để sản xuất muối mật. Sắc tố mật (bilirubin diglucuronide): Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa hemoglobin ở gan.Khi được bài tiết bình thường vào ruột, sắc tố mật làm phân có màu vàng. Nếu sắc tố mật không được bài tiết xuống ruột mà bị hấp thu trở lại vào máu và bài tiết qua nước tiểu (khi bị tắc mật) thì sẽ gây ra các triệu chứng: Phân màu trắng, da và niêm mạc có màu vàng, nước tiểu vàng sậm.
Điều hòa bài tiết dịch mậtQuá trình này phụ thuộc vào 2 cơ chế:
Cơ chế thần kinh: Do dây X dưới tác dụng kích thích của 2 loại phản xạ tương tự cơ chế bài tiết nước bọt và dịch vị. Cơ chế thể dịch: Do 2 hormon secretin và pancreozymin. Trong đó, secretin có tác dụng kích thích tế bào gan tăng sản xuất mật và pancreozymin có vai trò kích thích co bóp túi mật để tống mật xuống ruột. Sự bài tiết dịch ruột trong hoạt động tiêu hóa ở ruột nonDịch ruột là chất lỏng có tính kiềm, bao gồm nước, các chất điện giải, chất nhầy và các tế bào bị bong ra.
Mỗi ngày, các tuyến Brunner và tuyến Lieberkuhn bài tiết ra khoảng 1800 ml dịch ruột. Trong đó:
Tuyến Brunner khư trú ở đoạn đầu tá tràng và bài tiết chất nhày mối khi thức ăn kích thích niêm mạc tá tràng, có sự kích thích dây X hoặc sự có mặt của hormon secretin. Tuyến Lieberkuhn khư trú trên toàn bộ bề mặt của ruột non và nằm giữa các nhung mao Các enzym tiêu hóa có trong dịch ruột sinh ra trong quá trình tiêu hóa ở ruột non Enzym tiêu hoá protein: Aminopolypeptidase và dipeptidase Enzym tiêu hoá lipid Enzym tiêu hoá carbohydrat: Isomaltase, Maltase, Lactase và Sucrase. Sự điều hòa bài tiết dịch ruộtQuá trình này phụ thuộc vào 2 cơ chế:
– Cơ chế thần kinh: Khi nhũ trấp (Thức ăn) có mặt trong ruột non sẽ gây ra các phản xạ tại chỗ để kích thích bài tiết dịch ruột. Lượng nhũ trấp càng lớn thì dịch ruột được bài tiết càng nhiều.
– Cơ chế hormon: Cơ chế này phụ thuộc vào 2 hormon secretin và cholecystokinin.
Như vậy, nhờ các enzym tiêu hóa của dịch tụy, dịch ruột và muối mật được sinh ra và bổ sung cho ruột non trong quá trình tiêu hóa mà các thức ăn với protein, carbohydrat và lipid được tiêu hóa thành những sản phẩm cuối cùng là các acid amin, monosaccarid, acid béo, glycerol mà cơ thể hấp thu được.