Chuyên đề mở rộng dành cho HSG

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đức Hiếu

Nào thì 2SP - #6

Dễ thở vậy :v

Có các dung dịch bị mất nhãn sau: NaCl; NaHSO4; Ba(OH)2; NaOH; Na2CO3. Không dùng thêm thuốc thử nào khác nhận biết 5 dung dịch trên.

Kiêm Hùng
18 tháng 2 2020 lúc 19:46

Có gì sai sót mong a Héo chỉ giáo thêm :D

Chuyên đề mở rộng dành cho HSG

Khách vãng lai đã xóa
Kiêm Hùng
18 tháng 2 2020 lúc 19:47

Chuyên đề mở rộng dành cho HSGTự nhiên tấm kia bay đâu mất :(

Khách vãng lai đã xóa
Quanganh Le
25 tháng 2 2020 lúc 21:22

Nếu chất A là thuốc thử của chất B thì chất B cũng là thuốc thử của A.
- Nếu chỉ được lấy thêm 1 thuốc thử , thì chất lấy vào phải nhận ra được một chất sao cho chất này có khả năng làm thuốc thử cho các chất còn lại.
- Nếu không dùng thuốc thử thì dùng các phản ứng phân hủy, hoặc cho tác dụng đôi một.
- Khi chứng minh sự có mặt của một chất trong hỗn hợp thì rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy thuốc thử được dùng phải rất đặc trưng.
Ví dụ : Không thể dùng nước vôi trong để chứng minh sự có mặt của CO2 trong hỗn hợp : CO2, SO2, NH3 vì SO2 cũng làm đục nước vôi trong:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O
3) Tóm tắt thuốc thử và dấu hiệu nhận biết một số chất
a) Các chất vô cơ :
Chất cần nhận biết Thuốc thử Dấu hiệu ( Hiện tượng)
dd axit * Quì tím * Quì tím đỏ
dd kiềm * Quì tím
* phenolphtalein * Quì tím xanh
* Phênolphtalein hồng
Axit sunfuric
và muối sunfat * ddBaCl2 * Có kết tủa trắng : BaSO4
Axit clohiđric
và muối clorua * ddAgNO3 * Có kết tủa trắng : AgCl
Muối của Cu (dd xanh lam)
* Dung dịch kiềm
( ví dụ NaOH… ) * Kết tủa xanh lơ : Cu(OH)2
Muối của Fe(II)
(dd lục nhạt ) * Kết tủa trắng xanh bị hoá nâu đỏ trong nước :
2Fe(OH)2 + H2O + ½ O2 2Fe(OH)3
( Trắng xanh) ( nâu đỏ )
Muối Fe(III) (dd vàng nâu) * Kết tủa nâu đỏ Fe(OH)3
d.dịch muối Al, Cr (III) …
( muối của Kl lưỡng tính ) * Dung dịch kiềm, dư * Kết tủa keo tan được trong kiềm dư :
Al(OH)3 ( trắng , Cr(OH)3 (xanh xám)
Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O
Muối amoni * dd kiềm, đun nhẹ * Khí mùi khai : NH3
Muối photphat * dd AgNO3 * Kết tủa vàng: Ag3PO4
Muối sunfua * Axit mạnh
* dd CuCl2, Pb(NO3)2 * Khí mùi trứng thối : H2S
* Kết tủa đen : CuS , PbS
Muối cacbonat
và muối sunfit
* Axit (HCl, H2SO4 )
* Nước vôi trong * Có khí thoát ra : CO2 , SO2 ( mùi xốc)
* Nước vôi bị đục: do CaCO3, CaSO3
Muối silicat * Axit mạnh HCl, H2SO4 * Có kết tủa trắng keo.
Muối nitrat
* ddH2SO4 đặc / Cu * Dung dịch màu xanh , có khí màu nâu NO2
Kim loại hoạt động * Dung dịch axit * Có khí bay ra : H2
Kim loại đầu dãy :
K , Ba, Ca, Na * H2O
* Đốt cháy, quan sát màu ngọn lửa * Có khí thoát ra ( H2 ) , toả nhiều nhiệt
* Na ( vàng ) ; K ( tím ) ; Li ( đỏ tía ) ;
Ca ( đỏ cam) ; Ba (lục vàng )…
Kim loại lưỡng tính: Al, Zn,Cr
* dung dịch kiềm * kim loại tan, sủi bọt khí ( H2 )
Kim loại yếu :
Cu, Ag, Hg
( thường để lại sau cùng ) * dung dịch HNO3 đặc * Kim loại tan, có khí màu nâu ( NO2 )
( dùng khi không có các kim loại hoạt động).
Hợp chất có kim loại hoá trị thấp như :FeO, Fe3O4, FeS,FeS2,Fe(OH)2,,Cu2S * HNO3 , H2SO4 đặc * Có khí bay ra :
NO2 ( màu nâu ), SO2 ( mùi hắc )…
BaO, Na2O, K2O
CaO
P2O5 * hòa tan vào H2O * tan, tạo dd làm quì tím xanh.
* Tan , tạo dung dịch đục.
* tan, tạo dd làm quì tím đỏ.
SiO2 (có trong thuỷ tinh) * dd HF * chất rắn bị tan ra.
CuO
Ag2O
MnO2, PbO2 * dung dịch HCl
( đun nóng nhẹ nếu là MnO2, PbO2 ) * dung dịch màu xanh lam : CuCl2
* kết tủa trắng AgCl
* Có khí màu vàng lục : Cl2
Khí SO2 * Dung dịch Brôm
* Khí H2S * làm mất màu da cam của ddBr2
* xuất hiện chất rắn màu vàng ( S )
Khí CO2 , SO2 * Nước vôi trong * nước vôi trong bị đục ( do kết tủa ) :
CaCO3 , CaSO3
Khí SO3 * dd BaCl2 * Có kết tủa trắng : BaSO4
Khí HCl ; H2S
* Quì tím tẩm nước
* Quì tím đỏ
Khí NH3 * Quì tím xanh
Khí Cl2 * Quì tím mất màu ( do HClO )
Khí O2 * Than nóng đỏ * Than bùng cháy
Khí CO * Đốt trong không khí * Cháy, ngọn lửa màu xanh nhạt
NO * Tiếp xúc không khí * Hoá nâu : do chuyển thành NO2
H2 * đốt cháy * Nổ lách tách, lửa xanh
* dung dịch muối của axit mạnh và bazơ yếu ( như : NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3 ) làm quỳ tím đỏ.
* dung dịch muối của axit yếu và bazơ mạnh ( như : Na2CO3, NaHCO3, Na2S …) làm quỳ tím xanh.
* dung dịch muối hiđrosunfat ( như NaHSO4, KHSO4 …) có tính chất như H2SO4.
b) Các chất hữu cơ :
Chất cần NB Thuốc thử Dấu hiệu nhận biết ( Hiện tượng)
Êtilen : C2H4
* dung dịch Brom
* dung dịch KMnO4 * mất màu da cam
* mất màu tím
Axêtilen: C2H2
* dung dịch Brom
* Ag2O / ddNH3 * mất màu da cam
* có kết tủa vàng nhạt : C2Ag2
Mê tan : CH4
* đốt / kk
* dùng khí Cl2 và thử SP bằng quì tím ẩm * cháy : lửa xanh
* quì tím đỏ
Butađien: C4H6
* dung dịch Brom
* dung dịch KMnO4 * mất màu da cam
* mất màu tím
Benzen: C6H6 * Đốt trong không khí * cháy cho nhiều mụi than ( khói đen )
Rượu Êtylic : C2H5OH * KL rất mạnh : Na,K,
* đốt / kk * có sủi bọt khí ( H2 )
* cháy , ngọn lửa xanh mờ.
Glixerol: C3H5(OH)3 * Cu(OH)2 * dung dịch màu xanh thẫm.
Axit axetic: CH3COOH * KL hoạt động : Mg, Zn ……
* muối cacbonat
* quì tím * có sủi bọt khí ( H2 )
* có sủi bọt khí ( CO2 )
* quì tím đỏ
Axit formic : H- COOH
( có nhóm : - CHO ) *Ag2O/ddNH3 * có kết tủa trắng ( Ag )
Glucozơ: C6H12O6 (dd) * Ag2O/ddNH3
* Cu(OH)2 * có kết tủa trắng ( Ag )
* có kết tủa đỏ son ( Cu2O )
Hồ Tinh bột :
( C6H10O5)n * dung dịch I2 ( vàng cam ) * dung dịch xanh
Protein ( dd keo ) * đun nóng * dung dịch bị kết tủa
Protein ( khan) * nung nóng ( hoặc đốt ) * có mùi khét
* Các chất đồng đẳng ( có cùng CTTQ và có cấu tạo tương tự ) với các chất nêu trong bảng cũng có phương pháp nhận biết tương tự, vì chúng có tính chất hóa học tương tự. Ví dụ:
+) CH C – CH2 – CH3 cũng làm mất màu dd brom như axetilen vì có liên kết ba, đồng thời tạo kết tủa với AgNO3 vì có nối ba đầu mạch.
+) Các axit hữu cơ dạng CnH2n + 1COOH có tính chất tương tự như axit axetic.

Khách vãng lai đã xóa
Quanganh Le
25 tháng 2 2020 lúc 21:56

Khi nhiệt phân KMnO4, phần khí O2 sinh ra bay hơi nên lượng chất rắn còn lại gồm KMnO4 dư, K2MnO4 và MnO2. Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng dễ dàng tìm được khối lượng O2. Xét sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trong toàn bộ quá trình, chỉ có Mn, O và Cl thay đổi số oxi hóa. Dựa vào định luật bảo toàn electron với số mol Mn và O đã biết ta suy ra được số mol electron Cl- đã nhận.

Chất rắn bao gồm K2MnO4 và MnO2

BTKL:

Khi cho chất rắn phản ứng với HCl sẽ xảy ra phản ứng oxi hóa – khử.

Khí X chính là Cl2.

Sử dụng định luật bảo toàn electron cho toàn bộ quá trình, ta có các bán phản ứng:

Phản ứng điều chế clorua vôi CaOCl2:

Khối lượng clorua vôi theo lý thuyết:

Clorua vôi này chứa 30% tạp chất tức là clorua vôi nguyên chất chỉ chiếm 70%.

Khối lượng clorua vôi thực tế thu được:

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Xem chi tiết
Minh Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hải Yến
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh
Xem chi tiết
Dương Thi
Xem chi tiết
Huỳnh Lan Ngọc
Xem chi tiết
Hương Phạm
Xem chi tiết
Lâm Trần Bảo
Xem chi tiết