Bài 11. Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngọc Hnue

Mùng 1 làm một câu hỏi nhé các em!!!

Vì sao trên Trái Đất nhiệt độ trung bình hàng năm không cao nhất ở Xích đạo mà lại hình thành ở vĩ tuyến 10o của Bắc bán cầu?

Dương Nguyễn
24 tháng 7 2017 lúc 13:12

- Nhiệt độ trung bình hàng năm không cao nhất ở Xích đạo mà lại hình thành ở vĩ tuyến 10o của Bắc bán cầu vì:

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm giảm dần từ Xích đạo đến cực, từ vĩ độ thấp lên cao. Nguyên nhân là do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ. Vì vậy Xích đạo là nơi hấp thụ nhiều lượng nhiệt MT nhất. Tuy nhiên, phần lớn diện tích của vùng ở Xích đạo là biển và đại dương.

+ Biển và đại dương có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của mặt trời xuống tận dưới đáy sâu. Đồng thời nước biển khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều nhiệt lượng mặt trời.

+ Còn ở vùng vĩ tuyến 10o của Bắc bán cầu thì phần lớn diện tích là môi trường nhiệt đới và hoang mạc. Các vùng ven biển có các dòng biển nóng chảy ven bờ nên có nhiệt độ nóng ẩm. Ở vùng sa mạc, khi mặt trời xuất hiện trên đường chân trời, nhiệt độ trên sa mạc luôn tăng lên, đến giữa trưa mặt đất hầu như đã bị nung nóng như lửa thiêu.

Dương Nguyễn
24 tháng 7 2017 lúc 13:14

* Cho em bổ sung thêm để làm rõ ý:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm không cao nhất ở Xích đạo mà lại hình thành ở vĩ tuyến 10o của Bắc bán cầu vì:

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm giảm dần từ Xích đạo đến cực, từ vĩ độ thấp lên cao. Nguyên nhân là do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ. Vì vậy Xích đạo là nơi hấp thụ nhiều lượng nhiệt MT nhất. Tuy nhiên, phần lớn diện tích của vùng ở Xích đạo là biển và đại dương nên nhiệt trung bình năm không quá cao.

+ Biển và đại dương có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của mặt trời xuống tận dưới đáy sâu. Đồng thời nước biển khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều nhiệt lượng mặt trời.

+ Còn ở vùng vĩ tuyến 10o của Bắc bán cầu thì phần lớn diện tích là môi trường nhiệt đới và hoang mạc. Các vùng ven biển có các dòng biển nóng chảy ven bờ nên có nhiệt độ nóng ẩm. Ở vùng sa mạc, khi mặt trời xuất hiện trên đường chân trời, nhiệt độ trên sa mạc luôn tăng lên, đến giữa trưa mặt đất hầu như đã bị nung nóng như lửa thiêu.

Dương Nguyễn
24 tháng 7 2017 lúc 13:26

*Cô ơi cho em bổ sung thêm lần hai nhé, hổi nãy quên ghi ý này :)

- Nhiệt độ trung bình hàng năm không cao nhất ở Xích đạo mà lại hình thành ở vĩ tuyến 10o của Bắc bán cầu vì:

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm giảm dần từ Xích đạo đến cực, từ vĩ độ thấp lên cao. Nguyên nhân là do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ. Vì vậy Xích đạo là nơi hấp thụ nhiều lượng nhiệt MT nhất. Tuy nhiên, phần lớn diện tích của vùng ở Xích đạo là biển và đại dương.

+ Biển và đại dương có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của mặt trời xuống tận dưới đáy sâu. Đồng thời nước biển khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều nhiệt lượng mặt trời.

+ Ngoài ra ở vùng Xích đạo có mưa nhiều (do lượng nước bốc hơi lên trời khá lớn và tạo thành nhiều đám mây nặng trĩu hơi nước), đồng thời có môi trường Xích đạo phát triển nên khí hậu mát mẻ, nóng ẩm điều hoà.

+ Còn ở vùng vĩ tuyến 10o của Bắc bán cầu thì phần lớn diện tích là môi trường nhiệt đới và hoang mạc. Các vùng ven biển có các dòng biển nóng chảy ven bờ nên có nhiệt độ nóng ẩm. Ở vùng sa mạc, khi mặt trời xuất hiện trên đường chân trời, nhiệt độ trên sa mạc luôn tăng lên, đến giữa trưa mặt đất hầu như đã bị nung nóng như lửa thiêu.

Dương Nguyễn
24 tháng 7 2017 lúc 13:30

*Cô ơi cho em bổ sung thêm lần hai nhé, hổi nãy quên ghi ý này :)

- Nhiệt độ trung bình hàng năm không cao nhất ở Xích đạo mà lại hình thành ở vĩ tuyến 10o của Bắc bán cầu vì:

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm giảm dần từ Xích đạo đến cực, từ vĩ độ thấp lên cao. Nguyên nhân là do càng lên vĩ độ cao, góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ. Vì vậy Xích đạo là nơi hấp thụ nhiều lượng nhiệt MT nhất. Tuy nhiên, phần lớn diện tích của vùng ở Xích đạo là biển và đại dương nên nhiệt độ trung bình năm không quá cao.

+ Biển và đại dương có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của mặt trời xuống tận dưới đáy sâu. Đồng thời nước biển khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều nhiệt lượng mặt trời.

+ Ngoài ra ở vùng Xích đạo có mưa nhiều (do lượng nước bốc hơi lên trời khá lớn và tạo thành nhiều đám mây nặng trĩu hơi nước), đồng thời có môi trường Xích đạo phát triển nên khí hậu mát mẻ, nóng ẩm điều hoà.

+ Còn ở vùng vĩ tuyến 10o của Bắc bán cầu thì phần lớn diện tích là môi trường nhiệt đới và hoang mạc. Các vùng ven biển có các dòng biển nóng chảy ven bờ nên có nhiệt độ nóng ẩm. Ở vùng sa mạc, khi mặt trời xuất hiện trên đường chân trời, nhiệt độ trên sa mạc luôn tăng lên, đến giữa trưa mặt đất hầu như đã bị nung nóng như lửa thiêu.

Đạt Trần
25 tháng 7 2017 lúc 15:35

Vùng xích đạo được hấp thu nhiều nhiệt lượng mặt trời nhất, vậy tại sao lại không phải là nơi nóng nhất? Nhìn vào bản đồ thế giới ta thấy, những vùng thuộc xích đạo phần lớn đều có biển cả như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

Nước làm cân bình nhiệt

Mặt biển xích đạo mênh mông có tính chất khác hẳn lục địa. Nó có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của mặt trời xuống tận dưới đáy sâu. Đồng thời nước biển khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều nhiệt lượng mặt trời. Mặt khác, nước biển có nhiệt dung riêng rất lớn, nhiệt độ nước tăng chậm hơn rất nhiều so với đất liền. 1 cm3 nước nhận được 4,18 jun nhiệt lượng, tức 1 calo, thì chỉ làm cho nước tăng thêm 1 độ C, trong khi đó 1 cm3 đất hấp thu cũng bằng từng ấy nhiệt lượng thì nhiệt độ có thể tăng thêm 2-2,5 độ C. Vì lẽ đó vào mùa hè, nhiệt độ mặt biển tại xích đạo không bao giờ tăng lên đột ngột.

Tình hình tại các sa mạc thì hoàn toàn ngược lại. Ở sa mạc rất hiếm các loại thực vật, nước càng "cực quý", chỉ có cát trắng mà thôi. Do nhiệt dung của cát nhỏ, nó sẽ nóng lên nhanh chóng khi hấp thụ nhiệt, nhưng lại không truyền nhiệt này xuống dưới sâu được (do khả năng truyền nhiệt rất kém). Vì thế, tuy lớp cát bề mặt đã nóng rãy rồi mà lớp cát bên dưới vẫn lạnh như băng.

Mặt khác, đất sa mạc lại thiếu hẳn tác dụng bốc hơi nước làm tiêu hao nhiệt như ở biển. Cho nên, khi mặt trời xuất hiện trên đường chân trời, nhiệt độ trên sa mạc luôn tăng lên, đến giữa trưa mặt đất hầu như đã bị nung nóng như lửa thiêu vậy.

Một nguyên nhân khác nữa là các đám mây và cơn mưa ở vùng xích đạo cũng nhiều hơn hẳn vùng sa mạc. Vùng xích đạo thường chiều nào cũng có mưa, như vậy nhiệt độ buổi chiều không thể cao quá được. Còn sa mạc, thường là trời nắng, rất hiếm khi có ngày mưa. Từ sáng sớm đến chiều tối mặt trời vẫn toả hơi nóng xuống sa mạc, về chiều nhiệt độ vùng sa mạc cũng tăng lên rất cao. Đó là lý do vì sao vùng xích đạo không phải là nơi nóng nhất của trái đất.

Vĩ tuyến 10 độ của Bắc Bán cầu lạnh hơn vì:

+Nơi đó gần chí tuyến Bắc tuy Xích Đạo là đường vĩ tuyến ở gần Mặt Trời nhất cho nên trên lý thuyết thì mọi người thường giả lập nó là vành đai nóng nhất Trái Đất. Nhưng trên thực tế thì hầu hết chu vi Xích Đạo đi qua các đại dương, mà các đại dương là bộ phận tản nhiệt tự nhiên của hành tinh, chúng hấp thu nhiệt năng của Mặt Trời rồi phát tán lượng nhiệt đó theo hơi nước bốc lên khí quyển. Khu vực chí tuyến hấp thu ít nhiệt năng hơn từ Mặt Trời, nhưng vĩ tuyến 10 độ lại đi qua châu lục là chủ yếu mà phần lớn là qua các vùng sa mạc ( không có thảm thực vật hấp thu nhiệt năng, không có độ ẩm bề mặt để tản nhiệt ) cho nên thực tế là nhiệt độ trung bình ở khu vực chí tuyến mới cao nhất hành tinh.

+hơn nữa Bắc Bán cầu có ít đại dương nên lượng tỏa nhiện, bốc hơi kém ít mưa

Kevin Khánh
26 tháng 7 2017 lúc 12:53

- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ.

- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn. Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).

Ngọc Lam
27 tháng 7 2017 lúc 11:43

Tại các vùng sa mạc Ảrập, nhiệt độ ban ngày cao nhất cũng lên tới 45-50 độ C. Tại vùng sa mạc Trung Á, nhiệt độ cao nhất ban ngày cũng lên đến 48 độ C. Sa mạc Gobi (Mông Cổ) khoảng 45 độ C.

Vùng xích đạo được hấp thu nhiều nhiệt lượng mặt trời nhất, vậy tại sao lại không phải là nơi nóng nhất? Nhìn vào bản đồ thế giới ta thấy, những vùng thuộc xích đạo phần lớn đều có biển cả như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

Nước làm cân bình nhiệt

Mặt biển xích đạo mênh mông có tính chất khác hẳn lục địa. Nó có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của mặt trời xuống tận dưới đáy sâu. Đồng thời nước biển khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều nhiệt lượng mặt trời. Mặt khác, nước biển có nhiệt dung riêng rất lớn, nhiệt độ nước tăng chậm hơn rất nhiều so với đất liền. 1 cm3 nước nhận được 4,18 jun nhiệt lượng, tức 1 calo, thì chỉ làm cho nước tăng thêm 1 độ C, trong khi đó 1 cm3 đất hấp thu cũng bằng từng ấy nhiệt lượng thì nhiệt độ có thể tăng thêm 2-2,5 độ C. Vì lẽ đó vào mùa hè, nhiệt độ mặt biển tại xích đạo không bao giờ tăng lên đột ngột.

Tình hình tại các sa mạc thì hoàn toàn ngược lại. Ở sa mạc rất hiếm các loại thực vật, nước càng "cực quý", chỉ có cát trắng mà thôi. Do nhiệt dung của cát nhỏ, nó sẽ nóng lên nhanh chóng khi hấp thụ nhiệt, nhưng lại không truyền nhiệt này xuống dưới sâu được (do khả năng truyền nhiệt rất kém). Vì thế, tuy lớp cát bề mặt đã nóng rãy rồi mà lớp cát bên dưới vẫn lạnh như băng.

Mặt khác, đất sa mạc lại thiếu hẳn tác dụng bốc hơi nước làm tiêu hao nhiệt như ở biển. Cho nên, khi mặt trời xuất hiện trên đường chân trời, nhiệt độ trên sa mạc luôn tăng lên, đến giữa trưa mặt đất hầu như đã bị nung nóng như lửa thiêu vậy.

Một nguyên nhân khác nữa là các đám mây và cơn mưa ở vùng xích đạo cũng nhiều hơn hẳn vùng sa mạc. Vùng xích đạo thường chiều nào cũng có mưa, như vậy nhiệt độ buổi chiều không thể cao quá được. Còn sa mạc, thường là trời nắng, rất hiếm khi có ngày mưa. Từ sáng sớm đến chiều tối mặt trời vẫn toả hơi nóng xuống sa mạc, về chiều nhiệt độ vùng sa mạc cũng tăng lên rất cao. Đó là lý do vì sao vùng xích đạo không phải là nơi nóng nhất của trái đất.

(Theo 10 vạn câu hỏi vì sao)

Nguyễn Thiện Vinh
17 tháng 10 2019 lúc 9:48

Vì trục trái đất nằm nghiêng nên khu cực chí tuyến nhận được bức xạ Mặt trời lớn làm cho nhiệt độ nó cao hơn khu vực xích đạo.


Các câu hỏi tương tự
Nhã Uyên
Xem chi tiết
Bảo
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Anh Lê
Xem chi tiết
Giải Nhỏ Cự
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phùng Văn Trung
Xem chi tiết
Dung Nguyen
Xem chi tiết
Mai Quang Sang O.O
Xem chi tiết