Một khối gỗ hình trụ tiết diện S= 200 \(cm^2\), chiều cao h=50cm có trọng lượng riêng \(d_0=9000\)N/\(m^3\) được thả nổi thẳng đứng trong nước sao cho đáy song song với mặt thoáng. Trọng lượng riêng của nước là \(d_1=10000N\)/\(m^3\).
a, Tính chiều cao của khối gỗ ngập trong nước
b, Người ta đổ vào phía trên nước một lớp dầu sao cho dầu vừa ngập khối gỗ. Tính chiều cao lớp dầu và chiều cao phần gỗ ngập trong nước lúc này. Biết trọng lượng riêng của dầu là \(d_3=8000N\)/\(m^3\)
c, Tính công tối thiểu để nhấc khối gỗ ra khỏi dầu.
Một khối gỗ hình hộp chữ nhật, tiết diện đáy 100\(cm^3\), chiều cao 20cm được thả nổi trong nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trọng lượng riêng của gỗ \(d_g=\dfrac{3}{4}d_n\)( \(d_n\) là trọng lượng riêng của nước \(d_n=10000N\)/\(m^3\)). Tính công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi mặt nước, bỏ qua sự thay đổi của mực nước.
trong bình hình trụ có tiết diện S1=30cm^2 có chứa nc , khối lương riêng D1=1g/cm^3.ng ta thả thẳng đứng 1 thanh gỗ có khối lượng riêng D2=0,8g/cm^3,tiết diện S2=10cm^2 thì thấy phần chìm rong nước là h=20cm
a) tính chiều dài thanh gỗ
b)biết đầu dưới của thanh cách đáy *tamgiác*h=2cm . tìm chiều cao lúc đầu của nước trong bình
c)có thể nhấn chìm thanh gỗ hoàn toàn vào nước đc ko ? để nhấn chìm thanh gỗ vào nước thì chiều cao ban đầu tối thiểu của nc trg bình là ?
cái chỗ *tamgiac* là cái hình tam giác nho nhỏ e k có hình để điền vào nên mọi người đừng nhìn nhầm
1 miếng gỗ hình trụ có chiều cao h , S là diện tích đáy nối trong 1 cốc nước hình trụ có Sđáy=Sđáy gỗ. Khi gỗ đang nổi , chiều cao mực nước so với đáy cũng là h Tính A để nhấn chìm miếng gỗ
Thả một khối sắt hình lập phương, cạnh a= 20cm vào một bể hình hộp chữ nhật, đáy nằm ngang, chứa nước đến độ cao H=80cm
a, Tính lực khối sắt đè lên đáy bể.
b, Tính công tổi thiểu để nhấc khối sắt ra khỏi nước
Cho trọng lượng riêng của sắt là \(d_1=78000N\)/\(m^3\), của nước là \(d_2=10000N\)/\(m^3\). Bỏ qua sự thay đổi của mực nước trong bể
Một vật có dạng khối lập phương cạnh a =20cm, không thấm nước, được thả nổi trong một thùng nước. Khi vật cân bằng, thể tích phần bị ngập trong nước gấp 1,5 lần thể tích phần nổi. Cho trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, của gỗ là 6000N/m3.
=> Người ta dùng lực ấn vật xuống để vật vừa đủ ngập trong nước. Tính công của lực ấn xuống này.
Một khối gỗ đặc hình trụ, tiết diện đáy S= 300\(cm^2\), chiều cao h= 50cm, có trọng lượng riêng d= 6000 N/\(m^3\) được giữ ngập trong 1 bể nước đến độ sâu x=40cm bằng 1 sợi dây mảnh, nhẹ, không giãn ( mặt đáy song song với mặt thoáng nước) như hình vẽ.
a, tính lực căng sợi dây
b, Nếu dây bị dứt khối gỗ sẽ chuyển động như thế nào?
c, Tính công tối thiểu để nhấn khối gỗ ngập sát đáy. Biết độ cao mức nước trong bể là H= 100cm, đáy bể rất rộng, trọng lượng riêng của nước là \(d_0=10000N\)/\(m^3\)
Một miếng gỗ hình trụ chiều cao h, diện tích đáy S nổi trong một cốc nước hình trụ có diện tích đáy gấp đôi so với diện tích đáy miếng gỗ. Khi gỗ đang nổi , chiều cao mực nước so với đáy cốc là l , trọng lượng riêng của gỗ \(d_g=\dfrac{1}{2}d_n\)( \(d_n\) là trọng lượng riêng của nước ). Tính công của lực dùng để nhấn chìm miếng gỗ xuống đáy cốc