Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau trong “Ôn dịch, thuốc lá”:
‘‘Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỉ lệ ở các thành phố lớn Âu – Mĩ . Chỉ có khác là với một thanh niên Mĩ, một đô la mua một bao thuốc lá là một khoản tiền nhỏ, còn đối với một thiếu niên Việt Nam, muốn có 15000 đồng mua một bao 555 – vì đã hút là phải hút thuốc sang – chỉ có một cách là trộm cắp. Trộm một lần, quen tay. Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma túy, con đường phạm pháp thực ra đã mở đầu với điếu thuốc.’’
Câu 1: Cho biết nội dung chính đoạn văn trên?
Câu 2: Đoạn văn sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
Câu 3: Dấu gạch ngang trong đoạn văn trên có tác dụng gì? Có thể thay dấu gạch ngang bằng dấu câu nào? Vì sao?
Câu 4: Câu văn ‘‘Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma túy, con đường phạm pháp thực ra đã mở đầu với điếu thuốc.’’ có phải là câu ghép không, vì sao?
Câu 5: Từ văn bản trên và những hiểu biết xã hội của em, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy nêu suy nghĩ về hiện tượng thanh – thiếu niên Việt Nam vẫn đang sử dụng thuốc lá, nhất là thuốc lá điện tử.
Chỉ rõ biện pháp tu từ liệt kê trong câu sau và nêu tác dụng?
''Bao nhiêu công trình khó nhọc, bao nhiêu thuốc cam thuốc sài, nuôi từ hòn máu nuôi đi, mới được đứa con bảy tuổi''
Tính giáo huấn trong bài CON HỔ CÓ NGHĨA VÀ THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG là gì?
Có một học trò hỏi thầy mình rằng: - Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ? Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn: - Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu. Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở: - Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có ngườihỏi mua với giá một đồng thầy ạ. Người thầy mỉm cười và nói: - Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán. Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói: - Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi. Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói: - Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống. a) Tìm các từ thuộc một trường từ vựng trong câu truyện trên và đặt tên trường từ vụng đó. b)Tìm một câu ghép trong câu chuyện, phân tích cấu tạo của câu ghép đó. Cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép mà em tìm được d) Hãy tìm 1 tình thái từ, một trợ từ có trong câu chuyện và cho biết tình thái từ, trợ từ đó dùng để làm gì?
Trong buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11 vừa qua, em nhận chỉ định thay mặt các bạn học sinh đọc lời chào mừng các thầy cô giáo. Em đó chuẩn bị bài viết như thế nào để thể hiện được nhận thức đúng đắn của mỡnh về ngày 20 – 11, về vị trớ vai trũ, cụng lao của thầy cụ giỏo và bày tỏ lũng biết ơn của mỡnh với thầy cụ qua những việc làm cụ thể, thiết thực.
Học sinh chào, mỗi khi gặp thầy giáo, cô giáo là một hành vi văn hoá bình thường, cũng giống như lúc ta chào bất kì một ai đó. Nhưng rõ ràng đứng trước thầy giáo, cô giáo, ta chào là để biểu thị một thái độ kính trọng, lễ phép với một người trên, xét ở mọi góc độ (tuổi tác, học vấn, tư cách,…). Chào thầy giáo, cô giáo còn là một biểu hiện tiếp nối truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc “tôn sư trọng đạo”. Hỏi đoạn văn trên trình bày theo cách nào.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ )nêu ý kiến của anh /chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu :bạn là thanh niên. vậy hãy trở thành người đi tiên phong
Để giải thích câu tục ngữ " Thất bại là mẹ thành công, một bạn đã đưa ra các ý sau:
a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
b) Giải thích tại sao người xưa lại nói Thất bại là mẹ thành công
c) Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống
Hãy chon một trong ba ý trên để viết thành một đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày nội dung trong đoạn văn đó.
Những bài văn bất hủ (2)
Đề: Tả một con vật mà em yêu nhất.
Nhà em có nuôi một con gà trống rất đẹp, em rất yêu nó. Hằng ngày, em cho nó ăn. Chiều chiều, em dắt nó đi dạo mát 15 phút.
Đề: Tả cái cặp đi học.
Bố em mua cho em cái cặp rất to và đẹp, hàng ngày em đeo nó đến trường, cái cặp đựng được nhiều sách vở, nó to như cái bình thuốc sâu của mẹ vậy!
Đề: Tả về ông bà nội.
Khi em được sinh ra thì bố mẹ em đã làm ma cho ông bà nội em rồi.
Đề: Tả về cô giáo mà em yêu quý.
Cô giáo em rất đẹp. Cô có vầng trán cao thể hiện sự thông minh. Mái tóc cô dài thướt tha như dòng nước. Nhưng em thích nhất vẫn là cái răng nanh của cô, nó làm cho nụ cười của cô thêm phần quyến rũ. Cô còn hay đọc tập làm văn cho tụi em chép nữa.
Đề: Tả người thầy em yêu quý nhất.
Thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. Cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. Riêng em đứng nhìn theo thầy cho đến khi thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng ***** em mới quay lại bản.
Đề: Tả anh bộ đội.
Anh bộ đội cao khoảng 1,20 m, súng AK dài 1m rưỡi.