Bài 1: Loài ong mật có bộ NST là 2n = 32. Hợp tử của loài trải qua quá trình nguyên phân. Hãy xác định số tâm động, số cromatit, số NST trong một TB của loài này khi trải qua các kỳ của quá trình nguyên phân?
Bài 2: Một hợp tử của một loài đã nguyên phân một số lần liên tiếp tạo ra được 8 tế bào mới.
a. Xác định số đợt phân bào của hợp tử.
b. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và tên loài. Biết trong quá trình nguyên phân, môi trường đã cung cấp nguyên liệu với 322 NST đơn.
Bài 3: Ở lúa nước có bộ NST 2n = 24. Một tế bào của loài này trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Hãy cho biết: Số NST và số tâm động, số cromatit của TB này ở các kỳ quả quá trình giảm phân 1 và giảm phân 2?
Bài 4: 1TB sinh dục sơ khai đực và 1 TB sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân liên tiếp 5 lần. Các TB con đều chuyển sang vùng sinh trưởng và qua vùng chín giảm phân bình thường. Xác định số lượng giao tử đực và cái được tạo thành?
Bài 5: Ở ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. Xét ba tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 1,5625% tế bào con trải qua giảm phân. Hãy xác định:
a. Số giao tử được sinh ra từ quá trình giảm phân nói trên?
b. Xác định số NST đơn môi trường cần phải cung cấp cho quá trình giảm phân.
Bài 6: Hãy tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra 1000 hợp tử. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%, của trứng là 80%.
Bài 7: Một tế bào sinh dục sơ khai của thỏ cái (2n=24) nguyên phân liên tiếp 8 lần
a. Tính số tế bào con tạo thành sau 8 lần nguyên phân.
b. Các tế bào con tạo ra đều trở thành tế bào sinh trứng giảm phân cho trứng. Tính số tế bào trứng được tạo thành.
c. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Tính số hợp tử được tạo thành, số tinh trùng tham gia thụ tinh biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 6,25%.
Bài 8: Ở một loài có bộ NST 2n = 24. Một tế bào của loài này đang bước vào quá trình nguyên phân. Hãy cho biết:
1. Số tâm động ở kỳ đầu của quá trình nguyên phân?
A. 12 B. 24 C. 48 D. 6
2. Số cromatit ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân?
A. 12 B. 24 C. 48 D. 6
3. Số NST ở kỳ sau của quá trình nguyên phân?
A. 6 B. 48 C. 12 D. 24
4. Số NST kép ở kỳ sau của quá trình nguyên phân?
A. 48 B. 24 C. 12 D. 0
Bài 9: Ở một loài có bộ NST 2n = 48. Một tế bào sinh tinh đang bước vào giảm phân tạo tinh trùng. Hãy cho biết:
1. Số cromatit ở kỳ đầu 1 của quá trình giảm phân?
A. 48 B. 24. C. 0. D. 96.
2. Số NST kép ở kỳ sau 1 của quá trình giảm phân?
A. 0 B. 48 C. 24 D. 96.
3. Sau giảm phân 1, hai tế bào con được tạo thành có số NST là:
A. 48 NST kép B. 48 NST đơn
C. 24 NST kép D. 24 NST đơn
4. Số cromatit trong mỗi tế bào con ở kỳ giữa của giảm phân 2 là
A. 24 B. 48 D. 96 D. 0
5. Số NST trong mỗi tế bào con ở kỳ sau của giảm phân 2 là
A. 48 NST kép B. 48 NST đơn
C. 24 NST kép D. 24 NST đơn
6. Sau giảm phân 2, các tế bào con được tạo thành với số lượng NST là
A. 24 NST B. 96 NST C. 48 NST D. 92 NST