Bài 51. Cơ quan phân tích thính giác

Quynh Trang Le

Một người đi khám tai vẫn bình thường nhưng không nghe thấy gì (điếc). Theo em nguyên nhân là vì sao??

Khánh Hạ
12 tháng 8 2017 lúc 17:47

Những trường hợp bị điếc “Bỗng dưng bị điếc” thường rơi vào 2 trường hợp: một trường hợp là bệnh thông thường và một trường hợp thuộc bệnh cấp cứu của chuyên khoa tai mũi họng.

Trường hợp đầu tiên là ráy tai lâu ngày không lấy, tắm gội để nước vào tai làm ráy tai nở ra bít kín ống tai ngoài ngăn cản đường truyền âm thanh đến màng nhĩ vì vậy không nghe được. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, chiều tối chúng ta thường tắm rửa sạch sẽ mới đi ngủ vì vậy, thường sáng ngủ dậy mới phát hiện không nghe được. Không nghe được 1 hay 2 tai tùy thuộc vào ráy tai 2 bên nhiều hay ít và mức độ nước vào tai. Tuy nhiên, trường hợp này hay bị không nghe cả 2 tai hơn là bị 1 tai. Đối với trường hợp này, bệnh nhân (BN) cũng rất lo sợ, nhưng với bác sĩ, đây là ca bệnh dễ xử lý nhất. Chỉ cần lấy sạch ráy tai cho BN, họ nghe lại bình thường ngay lập tức.

Trường hợp thứ 2 là bị “điếc đột ngột”:

Điếc đột ngột được định nghĩa là giảm nghe lớn hơn 30dB ít nhất ở 3 tần số liền kề trong vòng 72 giờ hoặc ít hơn. Nó thường xảy ra nhiều nhất ở nhóm tuổi 30 - 60, tần suất bị ở nam nữ như nhau. Mặc dù được gọi là đột ngột, thính lực dường như không giảm đột ngột mà thường xảy ra trong vài giờ.

Điếc đột ngột có thể ảnh hưởng rất khác nhau ở mỗi người. Điếc đột ngột thường bị một bên (chỉ ảnh hưởng một bên tai) và thường kèm theo ù tai; chóng mặt, hoặc cả hai triệu chứng này. Mức độ thính giác có thể khác nhau từ nhẹ đến nặng, và có thể ảnh hưởng đến các phần khác nhau của các dải tần số nghe. Điếc đột ngột có thể bị tạm thời hoặc vĩnh viễn. Khoảng 1/3 người bị điếc đột ngột khi thức dậy vào buổi sáng. 20 - 60% BN điếc đột ngột có kèm theo chóng mặt.

Giải thích: Có thể do môi trường sống, môi trường làm việc căng thẳng, nhiều stress làm co thắt mạch máu và gây điếc. Đối với học sinh, áp lực học hành nhiều cũng gây stress.

Điếc đột ngột là bệnh cấp cứu nên bệnh nhân vào thì điều trị theo phương châm “còn nước còn tát”, tức tích cực dùng thuốc giãn mạch máu để máu cung cấp, có thể kết hợp ôxy cao áp nhằm cải thiện thính giác cho bệnh nhân được phần nào hay phần đó. “Tế bào thần kinh thính giác trong lỗ tai ví như một đám mạ, vì lý do nào đó bị thiếu nước thì gốc mạ sẽ bị chết. Cây mạ nào chết thì phục hồi không được, còn những cây mạ héo héo thì cố gắng phục hồi bằng việc tưới nước. Tế bào thần kinh thính giác cũng vậy, vì lý do nào đó mạch máu bị co thắt gây thiếu máu thì tế bào đó bị tổn thương” . Tuy nhiên, việc điều trị hiện nay còn nhiều khó khăn do chưa có phác đồ điều trị thống nhất.

Điều đáng lo ngại là bệnh điếc đột ngột không có triệu chứng ban đầu. Đến khi xảy ra cũng chưa chắc chẩn đoán đúng. Trong khi đó việc phát hiện sớm và đến BV điều trị là rất quan trọng. Sớm là sau vài giờ, sau điều trị tỉ lệ nghe lại được đạt hơn 90% so với ban đầu. Chậm là một tuần trở lên, các tế bào thính giác sẽ không phục hồi được và để lại di chứng ù tai giống như ve kêu và trường hợp nặng hơn là điếc vĩnh viễn. Hầu hết mọi người đều có thể mắc nhưng tập trung nhiều nhất là giới trí thức, cán bộ, công chức làm việc trí óc nhiều; những người làm ở các ngành nghề liên quan đến con số, tiền bạc như tài chính, ngân hàng, kiểm toán, thủ quỹ... Để phòng bệnh, mọi người cần phải biết cân đối cuộc sống; đó là sống lành mạnh, môi trường trong sạch, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Khi nghe “o o, ù ù” trong tai và bị choáng nhẹ mà không trả về bình thường thì nên há miệng ngáp dài và nuốt nước miếng để máu tưới đều giúp cho tai hoạt động trở lại. Nếu tiếng “o o, u u” vẫn còn sau khi lặp lại việc nuốt nước miếng vài lần thì nên nghĩ ngay đến bệnh điếc đột ngột và tìm đến BV điều trị càng sớm càng tốt.


Các câu hỏi tương tự
Quân Lưu Minh
Xem chi tiết
Giaa Hann
Xem chi tiết
doraemon
Xem chi tiết
trần thị thảo mai
Xem chi tiết
Hiền Đặng
Xem chi tiết
Thaor
Xem chi tiết
Dương Quế Viên
Xem chi tiết
Thảo Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Hibari Kyourin
Xem chi tiết