Hòa bị cận thị có điểm cực viễn Cv nằm cách mắt 40 cm. Bình cũng bị cận thị có điểm cực viễn Cv nằm cách mắt 60 cm.
a) Ai cận thị nặng hơn?
b) Hòa và Bình đều phải đeo kính để khắc phục tật cận thị. Kính được đeo sát mắt. Đó là thấu kính loại gì? Kính của ai có tiêu cự ngắn hơn?
Mắt một người bị cận có điểm cực viễn cách mắt 70cm. Người này sử dụng kính lúp có tiêu cự 8cm để quan sát một vật nhỏ, mắt đặt cách kính lúp 20cm. Hỏi phải đặt vật ở vị trí nào để khi qua kính lúp, mắt nhìn rõ vật mà không điều tiết.
MỘt người bị cận phải đeo kính cận có tiêu cự 50 cm thì mới có thể nhìn rõ những vật ở cách mắt từ 20 cm trở ra.
a/ Xác định vị trí điểm cực viễn của mắt
b/ Khi bỏ kính ra, người này có thể nhìn rõ vật gần nhất cách mắt mấy cm.
c/ Xác định giới hạn nhìn rõ những vật ở cách mắt khi không đeo kính.
Đặt một vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ sao cho A nằm trên trục chính và cách thấu kính 30 cm, được ảnh cách thấu kính 18cm.
a) Nêu tính chất của ảnh và tiêu cự của thấu kính ?
b) Một người cận thị dùng thấu kính trên để làm kính cận thì nhìn thấy rõ được vật ở xa vô cùng. Hỏi nếu không đeo kính thì người này có thể nhìn rõ vật xa nhất cách mắt bao nhiêu? Vì sao? Biết kính đeo cách mắt 1cm.
một người đeo kính phân kỳ có tiêu cự 55cm mới nhìn rõ những vật ở xa. khi đeo kính thì người này nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 15 cm
a) người này mắc tật gì? vì sao?
b) xác định điểm cực viễn?
c) khi không đeo kính, dùng kính lúp có tiêu cự 4cm để quan sát. hỏi vật phải đặt trong khoảng nào để mắt không điều tiết?
1: Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:
A. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
C. Tia khúc xạ không nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
D. Tia khúc xạ không nằm trong mặt phẳng tới, góc khúc xạ lớn hơn góc tới
2: Một điểm sáng nằm ngay trên trục chính và ở rất xa thấu kính hội tụ thì cho ảnh:
A. Tại tiêu điểm của thấu kính B. Ảnh ở rất xa
C. Ảnh nằm trong khoảng tiêu cự D. Cho ảnh ảo
3: Nếu một thấu kính hội tụ cho ảnh thật thì:
A. Ảnh cùng chiều với vật ,lớn hơn vật B. Ảnh cùng chiều với vật ,nhỏ hơn vật
C. Ảnh có thể lớn hơn vật hoặc nhỏ hơn vật D. Các ý trên đều đúng.
4: Khi vật nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ, thì ảnh có tính chất:
A. Ảnh ảo, lớn hơn vật B. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật C. Ảnh thật, lớn hơn vật D. Ảnh thật,nhỏ hơn vật
5: Vật AB đặt trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A/B/ cao bằng một nửa AB. Điều nào sau đây là đúng nhất.
A. OA > f. B. OA < f C. OA = f D. OA = 2f
6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình tạo ảnh của một vật qua thấu kính phân kỳ
A. Ảnh luôn luôn nhỏ hơn vật, cùng chiều.
B. Ảnh và vật nằm về một phía của thấu kính
C. Ảnh luôn là ảnh ảo không phụ thuộc vào vị trí của vật .
D. Các phát biểu A,B,C đều đúng.
8: Trong các thấu kính có tiêu cự sau đây,thấu kính nào có thể sử dụng làm vật kính của máy ảnh
A. f = 500 cm B. f = 150 cm C. f = 100 cm D. f = 5 cm.
9: Thấu kính nào sau đây có thể dùng làm kính lúp
A. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 8 cm B. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 70cm
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 8 cm D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 70 cm
10: Nếu một người cận thị mà đeo thấu kính hội tụ thì vật ở vô cực sẽ hội tụ tại một điểm:
A. Xuất hiện đúng trên võng mạc.
B. Nằm sau võng mạc.
C. Phía trước và xa võng mạc hơn so với khi không mang kính.
D. Gần võng mạc hơn so với khi không mang kính.
11: Người cận thị thường có biểu hiện gì ?
A. Không nhìn rõ vật ở xa B. Không nhìn rõ các vật ở xa bằng mắt thường
C. Không có biểu hiện D. Các ý trên đều đúng.
12: Khi nhìn vật ở xa thì thể thuỷ tinh co giãn sao cho:
A. Tiêu cự của nó dài nhất B. Tiêu cự của nó ngắn nhất.
C. Tiêu cự nằm sau màng lưới D. Tiêu cự nằm trước màng lưới
13: Sự điều tiết của mắt có tác dụng:
A. Làm tăng độ lớn của vật. B. Làm tăng khoảng cách đến vật.
C. Làm ảnh của vật hiện trên màng lưới. D. Làm co giãn thủy tinh thể.
14: Tiêu cự của thuỷ tinh thể dài nhất lúc quan sát vật ở đâu:
A. Cực cận B. Cực viễn.
C. Khoảng giữa cực viễn và cực cận. D. Khoảng giữa cực cận và mắt.
15 : Điểm cực viển là điểm xa nhất mắt thấy được vật khi:
A. Mắt điều tiết tối đa B. Mắt không điều tiết .
C. Thể thuỷ tinh co giãn nhiều nhất D. Thể thuỷ tinh co giãn ít nhất.
16: Mắt bình thường có điểm cực cận cách mắt khoảng 25cm, điểm CC mắt ông Hoà là 20cm, điểm CC mắt ôngVinh là 40cm. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A.ông Hoà bị cận, ông Vinh bị viễn B. ông Hoà bị viển, ông Vinh bị cận
C. ông Hoà và ông Vinh đều bị viễn D. ông Hoà và ông Vinh đều bị cận
17: Khi không điều tiết tiêu điểm của mắt cận nằm ở vị trí nào?:
A. Nằm tại màng lưới B. Nằm sau màng lưới
C. Nằm trước màng lưới D. Nằm trên thủy tinh thể.
18: Kính cận là kính gì ?
A. Hội tụ . C. Kính râm .
C. Phân kỳ . D. Kính lúp .
19: Bạn Hoà bị cận khi không đeo kính điểm cực viễn cách mắt 40 cm,Hỏi bạn hoà phải
đeo kính gì trong các loại kính sau đây? Chọn câu đúng nhất.
A.Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 40cm B. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40cm .
C. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự lớn hơn 40cm D. TKPK có tiêu cự nhỏ hơn 40cm
20: Tác dụng của kính cận là để :
A. Nhìn rõ vật ở xa. B. Nhìn rõ vật ở gần.
C. Thay đổi thể thủy tinh của mắt cận D. Các ý trên đều đúng
21: Mắt lão có biểu hiện gì ?
A. Không nhìn rõ vật ở xa
B. Không nhìn rõ các vật ở xa bằng mắt thường
C. Không nhìn rõ vật ở gần bằng mắt bình thường
D. Các ý trên đều đúng.
22: Xét về mặt quang học, hai bộ phận quang trọng nhất của mắt là:
A. Giác mạc, lông mi. B. Thể thuỷ tinh, võng mạc.
C. Thể thuỷ tinh, tuyến lệ. D. Điểm mù, con ngươi.
23: Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật như sau:
A. Ngoài khoảng tiêu cự của kính lúp B. Trong khoảng tiêu cự của kính lúp
C. Đặt vật xa kính D. Đặt vật sát vào mặt kính lúp.
24: Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10cm để quan sát một vật cách kính 5cm thì:
A. Ảnh lớn hơn vật 6 lần. B. Ảnh lớn hơn vật 4 lần.
C. Ảnh lớn hơn vật 2 lần. D. Không quan sát được.
25: Khi quan sát vật nhỏ qua kính lúp thì ảnh của vật sẽ là:
A. Ảnh và vật cùng chiều B. Ảnh xa kính hơn so với vật
C. Ảnh là ảnh ảo D. Các ý trên đều đúng.
26: Khi tia sáng truyền từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì:
A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ.
B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ.
C. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.
D. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ.
27: Nguyên nhân gây ra mắt lão là ?
A. Chơi game nhiều . B. Đọc sách không đúng khoảng cách .
C. Bẩm sinh . D. Lão hóa tuổi già .
28: Điểm cực cận của mắt là:
A. Điểm gần nhất mắt nhìn được không phải điều tiết .
B. Điểm xa nhất mắt nhìn được không phải điều tiết .
C. Điểm gần nhất mắt nhìn được .
D. Điểm xa nhất mắt nhìn được .
29. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có:
a. Phần rìa dày hơn phần giữa. b. Phần rìa mỏng hơn phần giữa.
c. Phần rìa và phần giữa bằng nhau. d. Hình dạng bất kỳ.
vật AB đặt trước 1 thấu kính tạp ảnh A/B/ .biết AB cách A/B/ là 24cm và tiêu cự của thấu kính là 14/3 cm như hình vẽ a loại thấu kính gì ?vì sao? b bằng phép vẽ hãy xác định vị trí thấu kính và các tiêu điểm của thấu kính c tính khoảng cách từ AB đến thấu kính
Đặt một vật sáng AB có chiều cao 2cm có đoạn thẳng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ ( điểm A nằm trên trục chính) và cách thấu kính một khoảng 12cm, thấu kính có tiêu cự f=8cm A. Hãy vẽ ảnh A'B' của vật AB theo đúng tỉ lệ B. Vận dụng kiến thức hình học, tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh A'B'
Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16 cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 12 cm.
a) Hãy vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ.
b) Hãy đo chiều cao của ảnh và của vật trên hình vẽ và tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật?