Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n=12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số 104 NST đơn. Hợp tử trên có thể phát triển thành:
A. Thể 4 nhiễm B. Thể khuyết nhiễm C. Thể 1 nhiễm D. Thể 3 nhiễm
Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n=12. Một hợp tử của loài này sau 4 lần nguyên phân liên tiếp môi trường nội bào đã cung cấp 165 NST đơn. Hợp tử trên có thể phát triển thành:
A. Thể 3 nhiễm B. Thể khuyết nhiễm C. Thể 1 nhiễm D. Thể 4 nhiễm
Một loài có bộ NST 2n = 24. Một tế bào của đột biến lệch bội thể một kép đang ở kì sau của nguyên phân thì có số NST là: A. 22 B. 44 C. 26 D. 52
Một loài có bộ NST 2n=20. Một thể đột biến mà cơ thể có 1 số tế bào có 21 NST, 1 số tế bào có 19 NST, các tế bào còn lại có 20 NST. Đây là dạng đột biến?
A. lệch bội, được phát sinh trong giảm phân tạo giao tử ở bố và mẹ.
B. đa bội lẻ, được phát sinh trong giảm phân tạo giao tử ở bố hoặc mẹ.
C. lệch bội, được phát sinh trong quá trình phân bào nguyên phân.
D. đa bội chẵn, được phát sinh trong quá trình phân bào nguyên phân.
Một loài có bộ NST 2n = 20. Một tế bào sinh dục chín của thể đột biến khuyết nhiễm (2n - 2) tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có số NST là: A. 20 B. 40 C. 18 D. 36
Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n=8, trên mỗi cặp NST chỉ xét 1 gen có 2 alen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Ở loài này có tối đa 4 loại đột biến thể ko.
II. Ở loài này có tối đa 8 loại đột biến thể 3 kép.
III. Một tế bào của thể 1 kép tiến hành nguyên phân, ở kì sau của nguyên phân có 14 NST đơn.
IV. Ở các thể đột biến lệch bội thể 1 của loài này sẽ có tối đa 216 loại kiểu gen khác nhau.
V. Ở các thể đột biến lệch bội thể 3 của loài này sẽ có tối đa 432 loại kiểu gen khác nhau.
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Điều nào sau đây là đúng khi nói về thể lệch bội?
A. Tế bào sinh dưỡng thiếu 1 NST trong bộ NST.
B. Tế bào sinh dưỡng mang 3 NST ở tất cả các cặp NST.
C. Tế bào sinh dưỡng mang bộ NST 4n.
D. Tế bào sinh dưỡng mang bộ NST 2n.
Một loài thực vật có bộ NST 2n, hợp tử mang bộ NST (2n - 1) có thể phát triển thành thể đột biến nào sau đây? A. Thể tam bội B. Thể ba C. Thể một D. Thể tứ bội
Quan sát bộ NST trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 36 NST người ta khẳng định cây này là thể tam bội (3n), cơ sở khoa học đúng về cây này là:
A. Các NST trong tế bào tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 3 NST giống nhau về hình dạng kích thước.
B. Cây sinh trưởng nhanh, ko có hạt, chống chịu tốt.
C. Có 1 nhóm tồn tại 3 NST tương đồng còn lại tồn tại từng cặp NST tương đồng.
D. Có 3 nhóm tồn tại 3 NST tương đồng còn lại tồn tại cặp NST tương đồng.