Một khung dây dẫn hình vuông, cạnh a=5cm,gồm 10 vòng dây, đặt cố định trong một từ trường đều có vector cảm ứng từ vuông góc với khung. Trong khoảng thời gian 0,1s , cho độ lớn của cảm ứng từ tăng đều từ 0 đến 0,1 T . Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây.
1/ Một khung dây hình chữ nhật gồm 100 vòng dây có điện trở 4Ω. Diện tích mặt phẳng khung dây là 0.01m2. Khung dây đặt trong từ trường có vecto b vuông góc mặt phẳng khung dây. Cho cảm ứng từ giảm đều từ 0,4T xuống 0,2T trong thời gian 0,02s. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng và cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian trên
2/ Một khung dây tròn bán kính 0,01m gồm 50 vòng đặt trong từ trường đều. Cảm ứng hợp với mặt phẳng khung dây góc 30 độ . Lúc đầu cảm ứng từ có giá trị bằng 0,02T. Tìm suất điện động cảm ứng trong khung dây nếu cảm ứng từ tăng lên gấp đôi trong thời gian 0,2s
3/ Một khung dây diện tích 20cm2 , đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=0,04T sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với đường sức từ. Người ta làm cho từ trường giảm đến không trong khoảng thời gian 0,1s. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung?
Cho một khung dây gồm 200 vòng dây có diện tích 50cmcm^2 đặt trong từ trường đều sao cho đường sức từ hớp vs mặt phẳng khung 1 góc 30 độ. Cảm ứng từ được tăng dần đều từ 10^-2 T đến 4.10^-2.
a) Tính độ biến thiên từ thông của khung.
b) Biết từ thông biến thiên trong khoảng thời gian 0,05s. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung dây.
Cho khung dây hình chữ nhật gồm 100 vòng dây, tiết diện mỗi vòng là 0,005 m vuông đặt trong từ trường đều có B=0,01T và đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây 1 góc 30 độ. Trong thời gian 0,01s từ trường tăng đều đến 1T. Tính
a, suất điiện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây.
b, cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây biết khung dây có điện trở là 1,2 ôm
Một mạch kín tròn C bán kính R, đặt trong từ trường đều, trong đó vectơ cảm ứng từ \(\vec{B}\) lúc đầu có hướng song song với mặt phẳng chứa C (Hình 24.4). Cho C quay đều xung quanh trục ∆ cố định đi qua tâm của C và nằm trong mặt phẳng chứa C ; tốc độ quay là không đổi.
Xác định suất điện động cảm ứng cực đại xuất hiện trong C.
1 ống dây tròn đường kính D=10cm , điện trở R=\(0,1\Omega\) đặt nghiêng 1 góc 30o so với cảm ứng từ B của từ trường đều . xác định suất điện động cảm ứng và cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây , nếu trong thời gian t=0,029s :
a) từ trường giảm đều từ B=0,4T đến 0 .
b) từ trường B=0,4T nhưng quay đều khung đến vị trí mà cảm ứng từ B trùng với mặt phẳng vòng dây .
1 khung dây dẫn cứng hình chữ nhật diện tích 200cm2 , ban đầu ở vị trí song song với các đường sức từ của từ trường đều B=0,01T . khung quay đều trong thời gian 40s đến vị trí vuông góc với các đường sức từ . xác định chiều và độ lớn của suất điện động cảm ứng trong khung .