Một đường tròn có bán kính 25 cm. Tìm độ dài của các cung trên đường tròn đó có số đo :
a) \(\dfrac{3\pi}{7}\)
b) \(49^0\)
c) \(\dfrac{4}{3}\)
Trên đường tròn lượng giác gốc A, xác định các điểm M khác nhau, biết rằng cung AM có số đo tương ứng là (trong đó k là một số nguyên tùy ý)
a) \(k\pi\)
b) \(k\dfrac{\pi}{2}\)
c) \(k\dfrac{\pi}{3}\)
Trên đường tròn lượng giác hãy biểu diễn các cung có số đo :
a) \(-\dfrac{5\pi}{4}\)
b) \(135^0\)
c) \(\dfrac{10\pi}{3}\)
d) \(-225^0\)
Trên đường tròn lượng giác cho điểm M xác định bởi sđ AM = \(\alpha\left(0< \alpha< \dfrac{\pi}{2}\right)\). Gọi \(M_1;M_2;M_3\) lần lượt là điểm đối xứng của M qua trục Ox, trục Oy và gốc tọa độ. Tìm số đo của các cung \(AM_1;AM_2;AM_3\)
Khi biểu diễn các cung lượng giác có số đo khác nhau trên đường tròn lượng giác, có thể xảy ra trường hợp các điểm cuối của chúng trùng nhau không ? Khi nào trường hợp này xảy ra ?
Một hình lục giác đều ABCDEF (các đỉnh lấy theo thứ tự đó và ngược chiều quay của kim đồng hồ) nội tiếp trong đường tròn tâm O. Tính số đo bằng rađian của các cung lượng giác \(AB,AC,AD,AE,AF\) ?
Trên đường tròn lượng giác gốc A cho các cung có số đo:
I. \(\dfrac{\pi}{4}\) II. \(-\dfrac{7\pi}{4}\) III. \(\dfrac{13\pi}{4}\) IV. \(-\dfrac{71\pi}{4}\)
Đổi số đo của các cung sau đây ra độ, phút, giây :
a) \(\dfrac{\pi}{18}\)
b) \(\dfrac{3\pi}{16}\)
c) \(-2\)
d) \(\dfrac{3}{4}\)
Cho cung lượng giác AB có số đo là 15 rad. Tìm số lớn nhất trong các số đo của cung lượng giác điểm đầu A, điểm cuối B, có số đo âm ?