Một con lắc lò xo treo thẳng đứng đAng dd tự do,biết khoảng thời gian mỗi lần diễn ra lò xo bị nén và vecto vận tốc,gia tốc cùng chiều đều bằng 0,05pi.lấy g=10m/s^2.vận tốc cực đại của vật là
A.20cm/s
B.căn2 m/s
C.10m/s
D.10can2cm/s
một con lắc lò xo nằm ngang gồm: lò xo có độ cứng K, một đầu cố định, một đầu gắn với vật nhỏ khồi lượng m trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. tại thời điểm ban đầu, vật đang ở vị trí cân bằng người ta truyền cho nó vận tốc v0= 1m/s theo chiều dương và sau đó vật dao động điều hòa. biết rằng cứ sau những khoảng thời gian T1= \(\frac{\pi}{40}s\) thì động năng lại bằng thế năng. phương trình dao động của vật là ?
một con lắc đơn có chiều dài l , quả nặng khối lượng m= 500g. kéo con lắc lệch về bên trái so với phương thẳng đứng góc α1 = 0.15 rad, rồi truyền vận tốc v1 = 8.7 cm/s. khi đó người ta thấy con lắc dao động với năng lượng bằng 16(mJ). chiều dài con lắc là?
một con lắc lò xo có m= 200g dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. chiều dài tự nhiên của lò xo là 30 cm. lấy g=10 m/s2. khi lò xo có chiều dài là 28cm thì vận tốc bằng không và lúc đó lực đàn hồi có độ lớn 2N. năng lượng dao động của vật là?
Câu 21: Một con lắc đơn dao động điều hòa, biết rằng thời gian ngắn nhất con lắc đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng là 0,4 (s). Thời gian con lắc này thực hiện được 15 dao động toàn phần là
A. 48 (s) B. 6 (s) C. 12 (s) D. 24 (s)
Câu 22: Một chất điểm dao động điều hoà với chu kỳ 0,5 s. Ở thời điểm t thì chất điểm có ly độ x = 5 cm và chuyển động ngược chiều dương. Ở thời điểm t + 0,75(s) thì chất điểm có ly độ x1 bằng bao nhiêu và chuyển động theo chiều nào sau đây?
A. x1 = 2,5cm và chuyển động theo chiều dương
B. x1 = -5cm và chuyển động theo chiều dương
C. x1 = -5cm và chuyển động ngược chiều dương
D. x1 = 2,5cm và chuyển động ngược chiều dương
Câu 23: Một chất điểm dao động điều hoà với chu kỳ 0,5s. Khi chất điểm có ly độ bằng 6cm thì vận tốc của nó bằng 32π cm/s . Hỏi khi chất điểm có ly độ 8cm thì vận tốc của nó có giá trị nào sau đây?
A. 24π cm/s B. 12π cm/s C. 400π cm/s D. 28π cm/s
Câu 24: Sự cộng hưởng xảy ra khi
A. chu kì biến đổi của lực cưỡng bức bằng chu kì dao động riêng của hệ.
B. lực cưỡng bức có biên độ lớn hơn hoặc bằng một giá trị giới hạn nào đó.
C. năng lượng mà ngoại vật cung cấp bằng năng lượng bị tiêu hao do ma sát.
D. lực cưỡng bức biến đổi điều hòa với chu kì không đổi.
Câu 25: Một con lắc lò xo gồm vật m = 100g gắn vào đầu một lò xo có độ cứng 40 N/m dao động theo phương thẳng đứng với biên độ 7,5 cm. Lấy g = 10 (m/s2). Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực đại bằng:
A. 3N B. 2N C. 1N D. 4N
Câu 26: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, gồm vật m = 200g gắn vào đầu một lò xo có độ cứng 40 N/m dao động điều hòa. Lấy g = 10 (m/s2). Khi vật ở vị trí cân bằng lò xo dãn một đoạn bao nhiêu?
A. 1cm B. 2,5 cm C. 5 cm D. 10 cm
Câu 27: Một chất điểm dao động điều hoà có phương trình vận tốc v = 40π.sin(4πt + π/2)(cm/s). Biên độ dao động của chất điểm bằng
A. 16 cm B. 4 cm C. 40 cm D. 10 cm
Câu 28: Một con lắc lò xo dao động điều hòa mà lò xo có độ cứng không đổi, khi tăng khối lượng của vật lên bốn lần thì chu kỳ dao động của vật thay đổi như thế nào?
A. giảm đi hai lần B. tăng lên hai lần
C. tăng lên bốn lần D. giảm đi bốn lần
Câu 29: Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng, thế năng của con lắc đơn ở li độ góc a được tính bởi biểu thức:
A. Wt = mgl(cosα0 – cosα) B. Wt = mgl(cosα – 1)
C. Wt = mgl(1 – cosα) D. Wt = mgl(cosα- cosα0)
Câu 30: Một con lắc lò xo dao động điều hòa thì động năng của vật biến thiên với tần số 20/π HZ, tìm khối lượng của vật biết lò xo có độ cứng 40 N/m?
A. 200 g B. 6,25 g C. 2,5 g D. 100 g
Một con lắc đơn có l=0.9m, khối lượng vật m=0.2kg, g=10m/s^2. Khi con lắc qua vtcb, T=4N. Vận tốc của vật nặng qua vtcb ?
A.4m/s
B.2m/s
C.3m/s
D.3căn3 m/s
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng vật m=0.2kg chiều dài tự nhiên lo=30cm. Khi vật ở vtcb chiều dài lò xo là 28cm thì lực đàn hồi có độ lớn 2N và vận tốc của vật bằng 0. Lấy g=10m/s. Tính cơ năng
Con lắc đơn dđđh trong thang máy đứng yên với gia tốc trọng trường g = 9.8 m/s với năng lượng dao động là 150 mJ, gốc thế năng là vị trí cân bằng quả nặng, đúng lúc vận tốc con lắc bằng không thì thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên gia tốc 2.5 m/s, con lắc sẽ tiếp tục dao động với năng lượng
A. 150 mJ
B. 188.2 mJ
C. 129.5 mJ
D. 111.7 mJ
Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo thẳng đứng thì phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn bằng nhau khi vật ở vị trí lò xo có chiều dài ngắn nhất hoặc dài nhất.
B. Lực đàn hồi đổi chiều tác dụng khi vận tốc bằng không.
C. Với mọi giá trị của biên độ, lực đàn hồi luôn ngược chiều với trọng lực
.D. Lực đàn hồi luôn cùng chiều với chiều chuyển động khi vật đi về vị trí cân bằng