Mong các bạn giả chi tiết cho mình nhé !
Bài1: Một cục nước đcó thể tích 360 cm3 và nổi trên mặt nước. Biết khối lượng riêng của cục nước đá và nước lần lượt là 0,92 g/m3 ; 1 g/cm3. Hỏi thể tích phần nổi cảu cục nước đá là bao nhiêu cm3 ?
Bài 2: Hai xe chuyển động thẳng đều từ hai địa điểm A và B và cùng đi về C. Biết AC = 80 km/h ; BC = 60 km/h ; xe khởi hành từ A đi với vận tốc 40 km/h. Muốn hai xe đến C cùng một lúc thì xe đi từ B phải chuyển động với vận tốc là bao nhiêu ?
Bài 3: Hai quả cầu bạc và thủy tinh có cùng khối lượng 220,5 g và được treo về hai phía của một đòn cân. Khi nhúng phập quả cầu bạc vào nước thì cân mất thăng bằng. Biết khối lượng riêng của bạc, thủy tinh và nước lần lượt là 10500 kg/m3 ; 2500 kg/m3 ; 1000 kg/m3. Để cân thăng bằng trở lại ta cần đặt quả cân có khối lượng bằng bao nhiêu vào đĩa cân có quả nào ?
Bài 4: Một chiếc xà lan dạng hình hộp chữ nhật dài 12 m và rộng 3,6 m. Khi đạu trong bến bến xà lan ngập sâu trong nước là 0,42 m. Hỏi xã lan có khối lượng là bao nhiêu ?
Bài 5:Một vật nặng 3,6 kg có khối lượng riêng bằng 1800 kg/m3. Khi thả vật vào chất lỏng có khối lượng riêng là 850 kg/m3 , nó hoàn toàn nằng dưới mặt chất lỏng. Hỏi vật có thể tích và độ lớn lực đẩy Ac - si - mét bằng bao nhiêu ?
Bài 6: Một bình thông nhau có hai nhánh bằng nhau chứa nước biển. Ngừoi ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng chênh nhau 18 cm. Cho dxăng = 7000 N/m3 ; dnước biển = 10300 N/m3. Hỏi độ cao của cột xăng là bao nhiêu ?
Bài 7: Tác dụng một lực f = 380 N lên pittông nhỏ của một máy ép dùng nước. Diện tích pittông nhỏ là 2,5 cm2 , diện tích pittông lớn là 180 cm2. Hỏi áp suất tác dụng lên pittông nhỏ và lực tác dụng lên pittông lớn là bao nhiêu ?
Bài 8: Trong bình thông nhau, nhánh lớn có tiết diện gấp đôi nhánh bé. Khi chưua mở khóa K mực nước tỏng nhánh lớn là 30 cm. Sau khi mở khóa K mực nước đứng yên. Bỏ qua thể tích ống nối hai nhánh thì mực nước hai nhánh là bao nhiêu ?
Bắt đầu chiến bài 1
0,92g/cm3=920kg/m3;
1g/cm3=1000kg/m3;
360cm3=0,00036m3;
Khối lượng của nước đá:0,00036.920=0,3312kg;
Tacó:0,3312.10=V.1000.10=>V=0,0003312m3=331,2cm32) Thời gian để xe A đi từ A->C là:
t=S/V=80/40=2h
Để hai xe về cùng lúc thì t bằng nhau, V của xe B để về cùng lúc là:
V=S/t=60/2=30km/h
Nhiều nhể nhưng toàn cầu cơ bản.
4. Diện tích xà lan là:
S = 12.3,6 = 43,2 (m2)
Thể tích phần xà lan chìm dưới nước là:
V = S.h = 43,2.0,42 = 18,144 (m3)
Khi xà lan cân bằng trong nước ta có:
P = FA hay 10m = d.V
\(\Rightarrow m=\dfrac{d.V}{10}=\dfrac{10000.18,144}{10}=18144\left(kg\right)\)
= 18,144 (tấn)
Khi thả vật vào nó lơ lửng trong nước.
\(\Rightarrow P=F_A\Rightarrow10m=F_A\)
\(\Rightarrow F_A=10.3,6=36\left(N\right)\)
Ta có: \(F_A=d.V\Leftrightarrow V=\dfrac{F_A}{d}=\dfrac{36}{850}\approx0,0434\left(m^3\right)\)
= 43400 (cm3)
6.
Gọi pA và pB là áp suất tại hai điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt phân cách giữa nước và xăng (A là nhánh có xăng) chiều cao cột xăng là h1, chiều cao cột nước ở trên điểm B là h2. Ta có:
pA = pB ; h1 = 0,18+h2
\(\Rightarrow\) dx.h1 = dnb.h2
\(\Rightarrow\) 7000h1 = 10000h2
\(\Rightarrow\) 7000(0,18+h2) = 10000h2
\(\Rightarrow\) 1260+7000h2 = 10000h2
\(\Rightarrow\) 1260 = 3000h2
\(\Rightarrow\) h2 = 0,42 (m) = 42 (cm)
\(\Rightarrow\) h1 = 42+18 = 60 (cm)
Chiều cao cột xăng là 60cm
7.
2,5cm2 = 0,00025m2 ; 180cm2 = 0,018m3
Phần đầu câu hỏi mình không hiểu lắm chắc là tính áp suất pít tông nhỏ tác dụng lên nước:
\(p_f=\dfrac{f}{S_1}=\dfrac{380}{0,00025}=1520000\left(Pa\right)\)
Ta có \(\dfrac{f}{F}=\dfrac{S_1}{S_2}=\dfrac{2,5}{180}=\dfrac{1}{72}\)
\(\Rightarrow\) F = f.72 = 380.72 = 27360 (N)
nè bài 2 ghi nhầm kìa, quãng đường đơn vị km chứ sao là km/h
mà chuyển động ngược chiều hay cũng chiều