\(K = \frac{1}{2}mv^2; p 2 = m^2v^2 \)
=> \(p^2 = 2mK.\)
\(K = \frac{1}{2}mv^2; p 2 = m^2v^2 \)
=> \(p^2 = 2mK.\)
Dùng prôtôn có động năng K1 bắn vào hạt nhân \(_4^9Be\) đứng yên gây ra phản ứng \(_1^1p + _4^9Be \rightarrow \alpha + _3^6Li\). Phản ứng này thu năng lượng bằng 2,125 MeV. Hạt nhân \(_3^6Li\) và hạt α bay ra với các động năng lần lượt bằng K2 = 4 MeV và K3 = 3,575 MeV (lấy gần đúng khối lượng các hạt nhân, tính theo đơn vị u, bằng số khối). 1 u = 931,5 MeV/c2. Góc giữa hướng chuyển động của hạt α và prôtôn bằng
A.45o.
B.90o.
C.75o.
D.120o.
Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân Be đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng
A.3,125 MeV.
B.4,225 MeV.
C.1,145 MeV.
D.2,125 MeV.
Hạt prôtôn có động năng 6 MeV bắn phá hạt nhân \(_4^9Be\) đứng yên tạo thành hạt α và hạt nhân X. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương chuyển động của prôtôn với động năng bằng 7,5 MeV. Cho khối lượng của các hạt nhân bằng số khối. Động năng của hạt nhân X là
A.6 MeV.
B.14 MeV.
C.2 MeV.
D.10 MeV.
Hạt nhân A đang đứng yên thì phân rã thành hạt nhân B có khối lượng mB và hạt α có khối lượng \(m_{\alpha}\). Tỉ số giữa động năng của hạt nhân B và động năng của hạt α ngay sau phân rã bằng
A.\(\frac{m_{\alpha}}{m_{\beta}}.\)
B.\((\frac{m_{\beta}}{m_{\alpha}})^2.\)
C.\(\frac{m_{\beta}}{m_{\alpha}}.\)
D.\((\frac{m_{\alpha}}{m_{\beta}})^2.\)
Hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) đang đứng yên thì phóng xạ α, ngay sau phóng xạ đó, động năng của hạt α
A.lớn hơn động năng của hạt nhân con.
B.chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng động năng của hạt nhân con.
C.bằng động năng của hạt nhân con.
D.nhỏ hơn động năng của hạt nhân con.
1.Dùng hạt proton có động năng Kp=5,58MeV bắn vào hạt nhân Na2311 đứng yên ta tu đươch hạt α và hạt X có động năng tương ứng là 6,6MeV ;Kx=2,64MeV .Coi rằng phản ứng không kèm theo bức xạ gama ,lấy khối lượng hạt nhân tính theo u xấp xỉ bằng số khối của nó.Gó giữa vecto vận tố của hạt α và hạt X là bao nhiêu?
2.Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U=30\(\sqrt{2}\) (V) vào 2 đầu đoạn mạch RLC nối tiếp.Biết cuộn dây thuần cảm có đọ tự cảm L thay đổi được.Khi điện áp hiệu dụng 2 đầu cuộn dây đạt cực đại thì điện áp hiệu dụng 2 đầu tụ điện là 30v.Gia trị điện áp hiệu dụng cực đại 2 đầu cuộn dây là bao nhiêu?
Help me...
Hạt prôtôn có động năng 5,48 MeV được bắn vào hạt nhân \(_4^9Be\) đứng yên thì thấy tạo thành một hạt nhân \(_3^6Li\) và một hạt X bay ra với động năng bằng 4 MeV theo hướng vuông góc với hướng chuyển động của hạt prôtôn tới. Tính vận tốc chuyển động của hạt nhân Li (lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u gần bằng số khối). Cho \(1u = 931,5 MeV/c^2\).
A.10,7.106 m/s.
B.1,07.106 m/s.
C.8,24.106 m/s.
D.0,824.106 m/s.
Một hạt nhân X đứng yên, phóng xạ α và biến thành hạt nhân Y. Gọi m1 và m2, v1 và v2, K1 và K2 tương ứng là khối lượng, tốc độ, động năng của hạt α và hạt nhân Y. Hệ thức nào sau đây là đúng ?
A.\(\frac{v_1}{v_2}= \frac{m_2}{m_1}= \frac{K_1}{K_2}.\)
B.\(\frac{v_1}{v_2}= \frac{m_1}{m_2}= \frac{K_1}{K_2}.\)
C.\(\frac{v_1}{v_2}= \frac{m_2}{m_1}= \frac{K_2}{K_1}.\)
D.\(\frac{v_2}{v_1}= \frac{m_2}{m_1}= \frac{K_2}{K_1}.\)
Cho hạt prôtôn có động năng 1,46 MeV bắn vào hạt nhân Li đứng yên. Hai hạt nhân X sinh ra giống nhau và có cùng động năng. Cho mLi= 7,0142 u, mp = 1,0073 u, mX = 4,0015 u. Động năng của một hạt nhân X sinh ra là
A.9,34 MeV.
B.93,4 MeV.
C.934 MeV.
D.134 MeV.