Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hoàng Tuấn

Mọi người giúp mình giải đề thi tuyển lớp 9 nhé !!!

Đề

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. những nếp nhăn xô với nhau, ép nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc …

a. Đoạn văn trên được trích trong tác phảm nào? Tác giả là ai?

b. Xác định các từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

c. Xác định câu ghép trong đoạn văn bản trên. Cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó ?

d. qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tâm trạng và phẩm chất của nhân vật?

Câu 2:

Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 dòng)

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần.

Vườn râm dậy tiếng vê ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sao lộn nhào từng không …

Câu 3:

Nhà văn Mac-xim Go-rơ-ki từng khuyên nhủ: Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách. Có say mê đọc sách mới có thể trở thành một nhân cách văn hóa trong tương lai.

Lời nói trên gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò quan trọng của việc đọc sách trong quá trình hình thành nhân cách của thế hệ trẻ.

-----------------------------------------------------------------------Hết----------------------------------------------------------------------------

Cảm ơn mọi người rất nhiều !!!

Hoaa
27 tháng 5 2019 lúc 15:16

Đề

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

… Mặt lão đột nhiên co rúm lại. những nếp nhăn xô với nhau, ép nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc …

a. Đoạn văn trên được trích trong tác phảm nào? Tác giả là ai?

=>Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Lão Hạc,tác giả là Nam Cao

b. Xác định các từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

=>Từ tượng hình :móm mém

Từ tượng thanh;hu hu

=>tác dụng : +)gợi tả vẻ già nua của Lão Hạc (móm mém) và cái khóc như con nít (hu hu)

c. Xác định câu ghép trong đoạn văn bản trên. Cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó ?

=>Cái đầu //lãongoẹo về một bên và cái miệng// móm mém của lão mếu như con nít

=>Quan hệ tương đồng

d. qua đoạn văn trên, em hiểu gì về tâm trạng và phẩm chất của nhân vật?

=>Qua đoạn trích trên,ta thấy được tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng. Đối với chúng ta nhiều khi bán đi một con chó cũng thấy rất bình thường nhưng đối với người dân ấy chỉ có một mình với con chó ấy thì lại rất buồn. Qua đó ta cũng thấy được phẩm chất đáng quý của người nông dân. Đó là tự trọng giàu lòng thương yêu.

Hoaa
27 tháng 5 2019 lúc 15:32

Câu 2

Tố Hữu được coi là lá cờ đầu trong thơ ca kháng chiến.Bài thơ KCTH được viết trong nhà lao cửa phủ (Huế) khi tác giả đang hoạt động cách mạng ,mới bị bắt giam (t7-1939).Đoạn thơ trên cho thấy bức tranh thiên nhiên đẹp lộng lẫy.Cảnh mùa hè đc gợi ra = âm thanh của tiếng chim tu hú-tiếng chim báo hiệu hè về.Tiếng chim tu hú đã thức dậy trong tâm hồn ng chiến sĩ trẻ (.) tù 1 khung cảnh mùa hè đẹp với tiếng ve kêu râm ran trong vườn cây,lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng ,bầu trời cao rộng với cánh diều trao lượn,....Đây là mùa hè rộn rã âm thanh,rực rỡ màu sắc và hg vị ngọt ngào ,bầu trời thoáng đạt tự do .....C/s thanh bình đang sinh sôi nảy nở ,ngọt ngào,tràn trề nhựa sống đag sôi động trong tâm hồn ng tù .Nhưng all đều (.) tâm tưởng của tác giả

=>Mk tìm lại quyển sách cô giáo đọc cho chép đấy.

Thảo Phương
28 tháng 5 2019 lúc 12:12

3)Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,... Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời “mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: “Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt".Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như úc Trai đã nói: "Gia hữu cầm thư nhi bối lạc" (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách"Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.