_Bạn tham khảo_:
Cũng giống như quần áo biến đổi theo thời trang, chiếc ba lô có mặt ở Việt Nam mới chỉ từ thời kháng chiến chống Pháp. Lúc này người Việt vẫn đang còn dùng phổ biến chiếc tay nải may bằng vải diềm bâu nhuộm gụ để đựng quần áo đi xa. Nếu chuyến đi dài ngày phải dùng thêm chiếc ruột tượng (hầu bao) đựng gạo vắt vai mang theo. Bộ đội chính quy mới có chiếc ba lô. Ba lô thời kỳ đầu là một vật dụng khá lạ. Nó được may ghép vải thành hình chữ thập có hai quai to bản để đeo lên vai. Nó không phải là cái túi nên chỉ có thể đựng được quần áo gấp gọn gàng, đúng cỡ. Đặt quần áo lên mới khép góc buộc dây cho thành hình khối. Nó được may đồng bộ với chiếc áo trấn thủ lúc bấy giờ cũng có hai hàng dây buộc bên mạng sườn.Chiếc ba lô thời kháng chiến chống Pháp có dung tích khá nhỏ. Bộ đội hành quân mang theo gạo vẫn phải dùng chiếc ruột tượng buộc vòng quanh ba lô. Kèm theo nó còn có thể là chiếu, chăn. Tất cả đều quấn ở bên ngoài.
Đến cuộc chiến tranh chống Mỹ, chiếc ba lô dùng để hành quân vượt Trường Sơn hàng nghìn cây số không còn kích thước và cấu tạo nhỏ như trước nữa. Bộ đội bắt đầu dùng ba lô con cóc rộng hơn và có ba túi cóc may liền bên ngoài. Chiếc ba lô tuy đã rộng hơn nhưng “gia tài” của người lính lúc ấy cũng nhiều lên đáng kể. Ngoài quần áo, tăng, võng ra còn khá nhiều vật dụng cá nhân không thể thiếu. Cái kim, sợi chỉ phòng khi vá víu quần áo. Ngọn đèn dầu tự chế bằng lọ mực có nắp đậy cho khỏi đổ dầu. Bút máy và giấy để viết thư về cho gia đình. Nhiều anh lính còn mang theo cả những quyển sách hay lúc rỗi rãi mang ra đọc chuyền tay nhau đến thuộc lòng. Tất nhiên, trước những đợt hành quân gian khổ dài ngày họ thường soạn lại ba lô vứt đi những gì không cần thiết. Kể cả một chiếc khuy quần thừa ra cũng tỉ mỉ nhặt nhạnh vứt nốt cho khỏi nặng.
Những kỉ vật của người thân mang theo vào chiến trường thường được cất giữ rất bí mật tận dưới đáy ba lô. Chiếc khăn mùi xoa người yêu tặng trước lúc lên đường. Vài anh còn mang theo cả chiếc áo gối vợ mới cưới thêu tặng. Và tất nhiên thư từ nhận được từ quê nhà là cả một tài sản lớn. Lính tráng có thể chia nhau đến từng bát cơm hạt muối cuối cùng nhưng riêng thư từ chỉ bạn thân nhất mới được đọc. Cũng không ai dám tiết lộ những điều đọc được cho người khác.
Cả hai cuộc kháng chiến ấy không có người dân thường nào dùng đến chiếc ba lô. Nó là quân trang đặc biệt chỉ cấp cho quân nhân. Người thường không dùng nó vì sợ lực lượng kiểm soát quân sự có thể hỏi đến bất kỳ lúc nào. Lính tráng phục viên không dùng vì hình như chiếc ba lô đeo trên lưng bốn năm năm trời đã là quá đủ. Những năm chiến tranh nạn trộm cắp ở Hà Nội cũng tương đối phát triển. Vài anh bộ đội hiền lành ngơ ngác đeo ba lô vào chỗ đông người ở bến tàu xe thường bị lũ trộm rạch ba lô lấy cắp mất đồ đạc. Đàn bà lại càng không bao giờ đụng đến chiếc ba lô là bởi lúc ấy có thành ngữ “đeo ba lô ngược” nói về những chị có cuộc sống phóng túng không đủ đứng đắn và để lại hậu quả.
Chiếc ba lô chỉ chính thức được dùng ở thành phố vào quãng năm 1990. Lúc này người ta cũng không ai dùng ba lô lính nữa bởi đã bắt đầu xuất hiện những chiếc ba lô du lịch đẹp đẽ, sang trọng hơn hẳn. Bây giờ ba lô đã trở thành vật dụng phổ biến đến nỗi trẻ con người lớn đều dùng đến nó. Gia đình nào ở phố cũng phải có ít nhất vài chiếc ba lô cho lũ trẻ cõng đống sách vở hàng ngày đến trường. Thêm vài chiếc nữa để vợ chồng con cái đi du lịch.
Ba lô thời bình được các nhà sản xuất thường xuyên đưa ra mẫu mã mới hướng tới tiện dụng và thẩm mỹ. Những cải tiến không ngừng ấy chính là vũ khí cạnh tranh sắc bén nhất. Người ta đã bắt đầu hướng tới sản xuất những chiếc ba lô đặc dụng riêng cho từng nghề nghiệp và sở thích của khách hàng. Đại khái như ba lô của học sinh phổ thông trung học sẽ không thể thiếu ngăn đựng iPad. Ba lô của thiếu phụ đi du lịch sẽ có ngăn đựng đồ makeup và ngăn lưới đựng hoa quả đi ăn dọc đường. Ba lô của vài cụ già sẽ có riêng ngăn đựng thuốc men và thực phẩm chức năng…
Bộ đội vẫn dùng ba lô con cóc như ngày xưa. Chỉ có điều bây giờ nó thường xuyên lép kẹp. Ba lô lính thời kháng chiến bây giờ đã trở thành đối tượng săn lùng của vài tay chơi cổ vật. Có hẳn những hội đông người mua bán trao đổi ba lô với nhau trên mạng và đã có những chiếc ba lô lính Mỹ thời 1967-1968 được rao bán với giá hàng nghìn USD.
Tham khảo ở đây:
http://balohieu.com.vn/Dien-dan-shop-ba-lo-hieu-com-vn/chiec-ba-lo-cua-linh-chien.html
Ba lô (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp ballot /balo/)[1] là một loại túi đựng bằng vải có hai dây vắt qua vai để đeo trên lưng, ngoài ra còn có những trường hợp ngoại lệ. Những loại ba lô nhẹ đôi khi chỉ có một dây đeo chéo vai.
Ba lô thường được sử dụng bởi những người đi bộ đường dài và học sinh, và thường được ưa thích hơn đối với túi xách để mang vác nặng hoặc mang theo bất kỳ loại thiết bị nào, vì khả năng hạn chế để mang vác nặng trong thời gian dài trong tay.
Ba lô lớn, được sử dụng để mang tải trọng hơn 10 kg (22 lb), cũng như ba lô thể thao nhỏ hơn (ví dụ như chạy, đi xe đạp, đi bộ đường dài và hydrat hóa), thường ép phần lớn nhất (lên đến khoảng 90%) trọng lượng của chúng lên hông dây đai, để lại dây đeo vai chủ yếu để ổn định tải trọng. Điều này giúp cải thiện khả năng mang vác nặng, vì hông người khỏe hơn vai và cũng tăng sự nhanh nhẹn và cân bằng, vì tải trọng gần với khối tâm của người đeo ba lô.
Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]Ba lô nói chung rơi vào một trong bốn loại: không có khung, khung bên ngoài, khung bên trong và bodypack. Một khung, nếu có, dùng để hỗ trợ tải trọng và phân phối trọng lượng của nội dung của nó trên cơ thể một cách thích hợp hơn, bằng cách chuyển phần lớn trọng lượng sang hông và chân. Do đó, phần lớn trọng lượng được đưa ra khỏi vai, giảm khả năng chấn thương do áp lực dây đeo vai (nhiều ba lô chỉ trang bị dây đeo vai có thể ảnh hưởng đến tư thế của một người mang hơn 14 kg (30 lbs)), cũng như ít hạn chế của phạm vi chuyển động trên cơ thể. Hầu hết các ba lô có khả năng được đóng lại bằng cơ chế khóa, khóa kéo hoặc kiểu đóng túi khô, mặc dù một số mẫu sử dụng dây rút có khóa dây cho ngăn chính.
Bodypack là một chiếc ba lô được trang bị một hoặc nhiều túi được treo trên ngực của người đeo và được tải theo cách sao cho tải ở phía trước và tải ở phía sau gần bằng nhau. Phần lớn tải trọng trong một bodypack được mang theo hông. Hệ thống mang tải lý tưởng không nên làm phiền tư thế tự nhiên, cân bằng và khả năng cơ động của người mặc. Tải phải được phân tán lên cấu trúc xương một cách đồng đều và không được tạo ra các lực không cân bằng trên cơ thể.