Đọc kĩ đoạn thơ, ta thấy khổ thơ đầu mở ra khung cảnh mùa xuân. Với nhịp điệu ngắn gọn, lời thơ hàm súc, chấm phá được cảnh sắc thiên nhiên:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời!
Mọc giữa dòng sông xanh. Tại sao là dòng sông xanh mà không phải là dòng sông trong mát của Hoài Vũ hay dòng sông đỏ nặng phù sa của Nguyễn Đình Thi? Phải chăng màu xanh của dòng sông ở đây và sắc tím của bông hoa hòa hợp làm nên một cảm giác dịu mát lạ thường và đặc biệt rất Huế. Chỉ với đôi nét điển hình đặc sắc đó của đất kinh đô thơ mộng đã đủ để nhà thơ dựng lên một không gian mùa xuân. Không gian ấy phóng khoáng, bay bổng nhưng đằm thắm dịu mát và đầy chất thơ. Tiếng hót vang tròi của con chim chiền chiện-một loài chim quen thuộc thường xuất hiện vào mùa xuân - càng làm cho không gian ấy thêm nao nức lạ thường. Tấm lòng của nhà thơ trước khung cảnh mùa xuân tưởng như hiện rõ mồn một.
Tiếng chim náo nức được nhà thơ hình tượng hóa thật đẹp và thật gợi cảm. Giọt gì mà rơi và đặc biệt hơn nữa là tiếp xúc được: Tôi đưa tay tôi hứng. Hứng là động tác thể hiện sự trân trọng, nâng niu của nhà thơ đối với từng giọt mùa xuân, từng giọt hạnh phúc lắng đọng kết tinh của trời và sông, của chim và hoa. Qua đoạn thơ mở đầu này, ta hình dung được tâm trạng say mê, hào hứng của nhà thơ khi mùa xuân đến.
Gợi ý làm bài:
- Bài thơ sử dụng hai BPTT chính:
+ Đảo ngữ, đảo trật tự cú pháp: đảo động từ mọc ra đầu câu tạo cho ta liên tưởng đến 1 sức sống mãnh liệt
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
* bông hoa tím biếc: Thị giác
* hót chi mà vang trời: Thính giác
* tôi đưa tay tôi hứng: xúc giác
Đoạn thơ trích trong bài thơ " mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải ,vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên xứ Huế được mở đầu bằng hình ảnh bông hoa lục bình trên dòng sông Hương .(trích khổ thơ đầu).
Từ "mọc" được đảo lên đầu câu thơ không chỉ gây ấn tượng về sự xuất hiện của bông hoa lục bình đang từ từ nhô lên trên mặt nước mà còn gây ấn tượng về sức sống mãnh liệt của mùa xuân.Trong bức tranh ấy nổi bật là hình ảnh dòng sông với màu xanh trong mát và sắc tím của bông hoa lục bình .Ở đây có sự kết hợp hài hòa giữa hai gam màu, : màu xanh lam của sông hương và màu tím giản dị,thủy chung của những bông hoa lục bình .Tất cả đã làm nên vẻ đẹp mơ mộng,quyến rũ của xứ Huế.Bức tranh mùa xuân còn trở nên vô cùng sống động bởi âm thanh tiếng chim chiền chiện cao vút,trong trẻo:
" Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời "
Nhà thơ đã cất tiếng gọi tha thiết,trìu mến "ơi"và câu hỏi tu từ "hót chi mà " đã diễn tả cảm xúc say sưa,ngây ngất của Thanh Hải khi nghe thấy âm thanh gần gũi, thân thương ấy.Chỉ bằng vài nét chấm phá,nhà thơ thanh hải đã gợi lên bức tranh xuân đẹp đẽ,tinh khôi và tràn đầy sức sống.Bức tranh ấy được mở rộng cả về không gian lẫn thời gian ,từ mặt sông rộng hơn và vút lên trời bao la,thoáng đạt.Đứng trước vẻ đẹp của bức tranh xuân ấy,nhà thơ bâng khuâng,xao xuyến,không khỏi cảm thấy say sưa,ngây ngất."từng giọt long lanh rơi/tôi đưa tay tôi hứng".Cảm nhận của nhà thơ thanh hải vô cùng tình tế qua hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác"giọt long lanh"."giọt long lanh"có thể hiểu là giọt mưa xuân hay giọt sương sớm đọng trên cành lá .Nhưng khi đặt trong mạch cảm xúc của bài thơ ,ta có thể hiểu đây là giọt âm thanh tiếng chim.QUa sự cảm nhận tinh tế và sáng tạo của nhà thơ,âm thanh tiếng chim chiền chiện vốn được cảm nhận bằng thính giác,đã kết đọng lại thành hình thanafh khối để có thể cảm nhận bằng thị giác "giọt long lanh" và xúc giác "tôi hứng"."hứng là một động tác dùng hai tay ra đón lấy,đỡ lấy một cách trân trọng.
Khổ thơ không chỉ thể hiện niềm say sưa,ngây ngất ,xốn xang của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên mà còn cho ta thấy tình yêu thiên nhiên,que hương,đất nước ,tình yêu cuộc đời của Thanh Hải .