1. # Diễn biến:
- Năm 1764: Giêm Ha - gri - vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien - ni
- Năm 1769: Ác - crai - tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước
- Năm 1784: Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước
- Năm 1785: Ét - mơn Các - rai chế tạo ra máy dệt
# Hệ quả:
- Làm thay đổi bộ mặt các nước Tư bản:
+ Nâng cao năng suất, lao động
+ Hình thành các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn
- Xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản là: Tư sản và Vô sản. Họ luôn mâu thuẫn với nhau dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong Xã hội Tư bản
______________________________
P/S: câu 1 trước nha :))
2. # Ý nghĩa lịch sử:
Tuy chỉ tồn tại 72 ngày (từ 18 - 3 đến 28 - 5 - 1871) nhưng Công xã Pa - ri có ý nghĩa lịch sử to lớn: Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ xã hội mới, đem lại niềm tin và mơ ước về một tương lai tốt đẹp cho nhân dân lao động
# Bài học rút ra:
Công xã để lại bài học kinh nghiệm quý báu: muốn Cách mạng Vô sản thắng lợi thì phải có Đảng Cách mạng chân chính lãnh đạo, phải thực hiện liên minh công - nông và phải trấn áp kẻ thù ngay từ đầu
________________________________________
P/S: câu 2 nha ^^
3. # Những chuyển biến lớn:
- Chuyển biến lớn nhất và rõ rệt nhất ở các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là sự hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội. Ở Mĩ có “vua dầu mỏ”, “vua thép”; ở Đức có các ông chủ độc quyền về luyện kim, than đá; ở Pháp là các công ti độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng,...
- Chuyển biến quan trọng thứ hai là tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh đòi chia lại thị trường thế giới. Bất kì đế quốc “già” như Anh, Pháp hay đế quốc “trẻ” như Đức, Mĩ đều thể hiện rõ điều này. Sự chênh lệch về diện tích thuộc địa giữa các nước đế quốc đã khiến họ tích cực chuẩn bị chiến tranh để đòi chia lại thế giới.
# Những đặc điểm nổi bật:
- Đế quốc Anh mang đặc điểm là “ chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới (khoảng 33 triệu km2 với 400 triệu dân, gấp gần 50 lần diện tích và dân số nước Anh, trải dài từ Niu - di - lân, Ô - xtrây - li - a, Ấn Độ, Ai cập, Xu - Đăng, Nam Phi, Ca - na - đa cùng nhiều vùng đất khác ở Châu Á, châu Phi và các đảo trên đại dương).
- Đế quốc Pháp mang đặc điểm là “ Đế quốc cho vay nặng lãi” vì \(\dfrac{2}{3}\) số tư bản trong nước thuộc về 5 ngân hàng, phần lớn được đầu tư ra nước ngoài. Năm 1914 Pháp xuất khẩu 60 tỉ Phrang trong đó có hơn một nửa cho Nga vay, còn lại cho Thổ Nhĩ Kì các nước vùng Trung Cận Đông và Mĩ La - tinh vay, chỉ có 2 đến 3 tỉ phrăng được đưa vào thuộc địa.
- Đế quốc Đức mang đặc điểm là “ đế quốc quân phiệt hiếu chiến” vì nước Đức bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh và Pháp. Do vậy giới cầm quyền Đức hung hăng dùng vũ lực đòi chia lại thị trường và khu vực ảnh hưởng trên thế giới.
- Cũng như Đức, Mĩ là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh thì nhu cầu về vốn, nguyên liệu và thị trường trở nên cấp thiết. Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế tư bản, Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La - tinh. Do nhiều công ty độc quyền ở Mĩ ra đời đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ nên nước Mĩ được gọi là "chủ nghĩa Đế quốc với những công ty độc quyền"
_________________________________________
P/S: đây là câu 3 :))
4. - Kĩ thuật:
+ Năm 1807: Phơn - tơn (Mĩ) đã đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên
+ Năm 1814: Xti - phen - xơn (Anh) chế tạo được loại xe lửa chạy trên đường sắt kéo theo nhiều toa với tốc độ nhanh
+ Moóc - xơ (Mĩ) sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín
- Khoa học:
+ Đầu thế kỉ XVIII: Niu - tơn (Anh) tìm ra thuyết Vạn vật hấp dẫn
+ Giữa thế kỉ XVIII: Lô - mô - nô - xốp (Nga) tìm ra định luật Bảo toàn vật chất và năng lượng (cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học)
+ Năm 1837: Puốc - kin - giơ (Séc) khám phá ra thuyết Tế bào
+ Năm 1859: Đác - uyn (Anh) nêu lên thuyết Tiến hóa và di truyền
+ Phoi - ơ - bách và Hê - ghen (Đức) nêu lên Chủ nghĩa duy vật và Phép biện chứng
+ Xmít và Ri - các - nô (Anh) nêu lên Chính trị Kinh tế học Tư sản
+ Xanh Xi - mông, Phu - ri - ê (Pháp) và Ô - oen (Anh) nêu lên Chủ nghĩa Xã hội không tưởng
+ Các Mác và Ăng - ghen nêu Thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Văn học:
+ Ban - dắc có các tác phẩm nổi tiếng như Tấn trò đời, Vỡ mộng, Trời không có mắt,...
+ Lép Tôn - xtôi có các tác phẩm nổi tiếng như Chiến tranh và hòa bình, Phục sinh,...
- Nghệ thuật:
+ Mô - da (Áo) có những bản concerto dành cho piano
+ Trai - cốp - ski (Nga) nổi tiếng với Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng,...
+ Bét - tô - ven (Đức) cho ra đời hàng loạt các bản giao hưởng nổi tiếng thế giới
__________________________________
P/S: xong câu 4 rồi, có gì không đúng thì nhắn mình nhé :))