Bài 26 : Đất - Các nhân tố hình thành đất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Yona eggs

mn ơi!!!! Động đất có gì khác so vơi núi lửa? Động đất và núi lửa ảnh hưởng như thế nào đến sự sống trên bề mặt Trái Đất?

Dương Nguyễn
11 tháng 7 2017 lúc 11:26

- Động đất và núi lửa đều được sinh ra từ tác động của nội lực, nhưng hai hiện tượng này hoàn toàn khác nhau, mà dễ phân biệt nhất qua đặc điểm:

+ Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển.

+ Núi lửa là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất.

- Động đất và núi lửa gây ra nhiều tác hại đối với đời sống con người:

+ Núi lửa phun có thể đốt cháy ruộng vườn, nhà cửa, giết hại con người, vật nuôi.

+ Động đất từ cấp độ 5 đến cấp 12 gây nên tàn phá nhà cửa, ruộng vườn, giết hại con người vật nuôi (nếu hình thành trên biển gây nên sóng thần).

Nguyễn Tử Đằng
11 tháng 7 2017 lúc 11:29
Núi lửa : Là hình thức phun trào ở măcma từ ở dưới sâu lên mặt đất.

Động đất : Là hiện tượng xảy ra đột ngột từ 1 điểm ở dưới sâu , trong lòng đất . làm cho các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển .
- Động đất và núi lửa ảnh hưởng đến sự sống bề mặt trái đất là : + Núi lửa có thể thiêu đốt ,động vật và con người +Động đất tàn phá nhà cửa , ruộng đất , làm thiệt mạng nhiều người
nguyen thi vang
12 tháng 7 2017 lúc 11:14

+) So sánh :

Động đất Núi lửa
Là những dung động hay chuyển động đột ngột của vỏ Trái Đất do sự vận động của các mảng hay nhiều nguyên nhân khác. Là hiện tượng magma (hỗn hợp Silicat nóng chảy bão hòa các khí) từ trong lòng đất trào ra ngoài mặt đất dưới dạng dung nham (dạng lỏng) hoặc dưới dạng tro bụi (dạng rắn).

*Động đất: xảy ra hằng ngày trên Trái Đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng về tài sản và nhân mạng bằng nhiều cách.

Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt đất (Ground roll), thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay công trình và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê. Sau cùng là hỏa hoạn do các hệ thống cung cấp năng lượng (điện, ga) bị hư hại.

Trong hầu hết trường hợp, động đất tự nhiên là chuỗi các vụ động đất có cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định, cỡ vài ngày đến vài tháng. Trong chuỗi đó thì trận động đất mạnh nhất gọi là động đất chính (mainshock), còn những lần yếu hơn thì gọi là dư chấn. Dư chấn trước động đất chính gọi là tiền chấn (Foreshock), còn sau động đất chính gọi là "Aftershock" nhưng trong tiếng Việt hiện dùng từ "dư chấn".

*Núi lửa: Dung nham nóng chảy trào lên mặt đất, với lượng lớn, tốc độ nhanh, phủ trên diện rộng, có thể hủy diệt các vật thể sống. biến cải môi trường sống vùng ảnh hưởng của núi lửa. Phủ lấp làm hư hại các công trình xây dựng giao thông, thủy lợi…, cũng như các tài sản khác do con người tạo ra. Gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái, hủy diệt, chí ít làm suy giảm tài nguyên sinh học vùng ảnh hưởng, có thể làm tăng tính nhạy cảm đối với các tai biến xói mòn đất lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất v.v…Thảm họa sóng thần : Các vụ núi lửa hoạt động ở vùng biển có thể tạo ra những con sóng cao khủng khiếp, gọi là sóng thần. Ô nhiễm môi trường: Một lượng tro bụi lớn được phun ra trong một vụ phun núi lửa gây ra ô nhiếm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của con người và động vật, làm ô nhiễm nguồn nước và làm bẩn rau quả.
Tác hại đến khí hậu và tầng ozone: Khi hơi nước (được phun ra trong một vụ núi lửa hoạt động) kết tụ lại, mưa lớn dẫn đến lụt lội có thể xảy ra. Tác hại đến khí hậu và tầng ozone: Khi hơi nước (được phun ra trong một vụ núi lửa hoạt động) kết tụ lại, mưa lớn dẫn đến lụt lội có thể xảy ra. Ngoài ra, người ta cho rằng lượng khí giàu lưu huỳnh được phun ra và tích tụ lại trong bầu khí quyển hàng năm trời cũng góp phần làm thủng tầng ozone ở tầng bình lưu. Khi những đám tro bụi độc bay lên, chúng sẽ ion hóa không khí, gây ra bão điện. Tuy nhiên: Dung nham khi bị phân hủy sẽ tạo thành loại đất đỏ rất phì nhiêu, thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp nên quanh núi dân cư vẫn đông đúc và tạo ra suối nước nóng, cột nước nóng ( có nhiều chất rắn hoà tan)...

bùi thị ngọc linh
3 tháng 8 2017 lúc 15:59

Sự khác nhau:
- Núi lửa là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất,
- Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển.
Tác hại:
- Núi lửa phun có thể đốt cháy ruộng vườn, nhà cửa, giết hại con người, vật nuôi.
- Động đất từ cấp độ 5 đến cấp 12 gây nên tàn phá nhà cửa, ruộng vườn, giết hại con
người vật nuôi (nếu hình thành trên biển gây nên sóng thần)
Biện pháp hạn chế những thiệt hại: Lắp các trạm nghiên cứu dự báo . Sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Trọng Lượng Nguyễn
6 tháng 5 2018 lúc 21:07

So sánh :

Động đất Núi lửa
Là những dung động hay chuyển động đột ngột của vỏ Trái Đất do sự vận động của các mảng hay nhiều nguyên nhân khác. Là hiện tượng magma (hỗn hợp Silicat nóng chảy bão hòa các khí) từ trong lòng đất trào ra ngoài mặt đất dưới dạng dung nham (dạng lỏng) hoặc dưới dạng tro bụi (dạng rắn).

*Động đất: xảy ra hằng ngày trên Trái Đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng về tài sản và nhân mạng bằng nhiều cách.

Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt đất (Ground roll), thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay công trình và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê. Sau cùng là hỏa hoạn do các hệ thống cung cấp năng lượng (điện, ga) bị hư hại.

Trong hầu hết trường hợp, động đất tự nhiên là chuỗi các vụ động đất có cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định, cỡ vài ngày đến vài tháng. Trong chuỗi đó thì trận động đất mạnh nhất gọi là động đất chính (mainshock), còn những lần yếu hơn thì gọi là dư chấn. Dư chấn trước động đất chính gọi là tiền chấn (Foreshock), còn sau động đất chính gọi là "Aftershock" nhưng trong tiếng Việt hiện dùng từ "dư chấn".

*Núi lửa: Dung nham nóng chảy trào lên mặt đất, với lượng lớn, tốc độ nhanh, phủ trên diện rộng, có thể hủy diệt các vật thể sống. biến cải môi trường sống vùng ảnh hưởng của núi lửa. Phủ lấp làm hư hại các công trình xây dựng giao thông, thủy lợi…, cũng như các tài sản khác do con người tạo ra. Gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái, hủy diệt, chí ít làm suy giảm tài nguyên sinh học vùng ảnh hưởng, có thể làm tăng tính nhạy cảm đối với các tai biến xói mòn đất lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất v.v…Thảm họa sóng thần : Các vụ núi lửa hoạt động ở vùng biển có thể tạo ra những con sóng cao khủng khiếp, gọi là sóng thần. Ô nhiễm môi trường: Một lượng tro bụi lớn được phun ra trong một vụ phun núi lửa gây ra ô nhiếm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của con người và động vật, làm ô nhiễm nguồn nước và làm bẩn rau quả.
Tác hại đến khí hậu và tầng ozone: Khi hơi nước (được phun ra trong một vụ núi lửa hoạt động) kết tụ lại, mưa lớn dẫn đến lụt lội có thể xảy ra. Tác hại đến khí hậu và tầng ozone: Khi hơi nước (được phun ra trong một vụ núi lửa hoạt động) kết tụ lại, mưa lớn dẫn đến lụt lội có thể xảy ra. Ngoài ra, người ta cho rằng lượng khí giàu lưu huỳnh được phun ra và tích tụ lại trong bầu khí quyển hàng năm trời cũng góp phần làm thủng tầng ozone ở tầng bình lưu. Khi những đám tro bụi độc bay lên, chúng sẽ ion hóa không khí, gây ra bão điện. Tuy nhiên: Dung nham khi bị phân hủy sẽ tạo thành loại đất đỏ rất phì nhiêu, thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp nên quanh núi dân cư vẫn đông đúc và tạo ra suối nước nóng, cột nước nóng ( có nhiều chất rắn hoà tan)...


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Văn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Như
Xem chi tiết
Đỗ Đạt
Xem chi tiết
Tran My Loi
Xem chi tiết
Hải Nguyễn
Xem chi tiết
phùng đức thịnh
Xem chi tiết
Hoàng Thị Như Nguyệt
Xem chi tiết
Phùng tú minh
Xem chi tiết
Hà Trang
Xem chi tiết