Bài 26 : Đất - Các nhân tố hình thành đất

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
phùng đức thịnh

các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật và động vật như thế nào ?

ĐỖ CHÍ DŨNG
22 tháng 4 2019 lúc 20:28

* Đối với thực vật :

+ Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố thực vật

+ Trong yếu tố khí hậu , lượng mưa và nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thực vật

- Ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố thực vật

+ Thực vật chân núi là rừng lá rộng

+ Thực vật núi rừng là hỗn hợp

+ Thực vật sườn cao gần đỉnh là rừng lá kim

- Đất có ảnh hưởng phân bố đến thực vật . Các loại đất có chất dinh dưỡng khác nhau nên thực vật khác nhau

* Đối với động vật :

+ Động vật chịu ảnh hưởng chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể di chuyển

+ Một số loài thích nghi với khí hậu bằng cách ngủ đông hoặc di cư theo mùa

* Mối quan hệ giữa động vật và thực vật :

+ Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật

+ Thành phần mức độ tập trung thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật

Ducanhdeptraibodoi
25 tháng 4 2019 lúc 16:02

1. Khí hậu

Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.

- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.

- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.

2. Đất

Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.

Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.

Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.

3. Địa hình

Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật

Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.

5. Con người

Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.

Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.

Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.


Các câu hỏi tương tự
Phùng tú minh
Xem chi tiết
Tran My Loi
Xem chi tiết
nguyễn thị thu uyên
Xem chi tiết
Yona eggs
Xem chi tiết
Hải Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Đỗ Đạt
Xem chi tiết
Bao Ngan Nguyen
Xem chi tiết
Kamado Nezuko
Xem chi tiết