Bài 18. Hai loại điện tích

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tú Uyên

M.N LM NHANH MIK CẦN GẤP NHÉ

1. Cọ xát thanh nhựa với mảnh vải khô. Sau khi cọ xát, người ta lần lượt làm các thí nghiệm và quan sát thấy hiện tượng như sau:

ü Đưa thanh nhựa lại gần các vụn giấy thì thấy thanh nhựa hút các vụn giấy.

ü Đưa thanh nhựa lại gần mảnh vải khô đã cọ xát với thanh nhựa thì thấy chúng hút nhau. Em hãy giải thích hiện tượng quan sát được.

2. Có ba vật A, B, C được nhiễm điện do cọ xát. Biết vật A hút vật B; vật B đẩy vật C; vật C mang điện tích dương như vậy vật C nhận thêm hay mất bớt electron? Vật A và vật B mang điện tích gì? Vì sao?

3. Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút được các vụn giấy nhỏ?

4. Có hai quả cầu nhôm nhẹ A và B được treo bởi hai sợi tơ mảnh tại cùng một điểm, quả cầu A nhiễm điện (+) và chúng đẩy nhau.

a. Quả cầu B có nhiễm điện không? Nếu có thì nhiễm điện loại gì? vì sao?

b. Nếu dùng tay chạm vào quả cầu A thì có hiện tượng gì xảy ra tiếp theo?

❤ ~~ Yến ~~ ❤
7 tháng 5 2020 lúc 15:48

1. Cọ xát thanh nhựa với mảnh vải khô. Sau khi cọ xát, người ta lần lượt làm các thí nghiệm và quan sát thấy hiện tượng như sau:

- Đưa thanh nhựa lại gần các vụn giấy thì thấy thanh nhựa hút các vụn giấy.

Do qua cọ sát thanh nhựa nhận thêm electron chúng nhiễm điện tích và hút các vụn giấy mang điện tích dương.

- Đưa thanh nhựa lại gần mảnh vải khô đã cọ xát với thanh nhựa thì thấy chúng hút nhau. Em hãy giải thích hiện tượng quan sát được.

Do qua cọ sát thanh nhựa nhận thêm electron chúng nhiễm điện tích và hút các vụn giấy mang điện tích dương.

2. Có ba vật A, B, C được nhiễm điện do cọ xát. Biết vật A hút vật B; vật B đẩy vậtC; vật C mang điện tích dương như vậy vật C nhận thêm hay mất bớt electron? Vật A và vật B mang điện tích gì? Vì sao?

A ← B

B → C (+)

=> C mất bớt electron.

=> Vật A mang điện tích âm (-) và B mang điện tích dương (+)

Vì:

C mang điện tích dương (+) đẩy B => B mang điện tích dương (+)

B mang điện tích dương (+) hút A => A mang điện tích âm(-)

3. Tại sao trước khi cọ xát, các vật không hút được các vụn giấy nhỏ?

Trước khi cọ xát, các vật không hút các vụn giấy nhỏ vì các vật đó chưa bị nhiệm điện, các điện tích dương và điện tích âm trung hòa lẫn nhau.

4. Có hai quả cầu nhôm nhẹ A và B được treo bởi hai sợi tơ mảnh tại cùng một điểm, quả cầu A nhiễm điện (+) và chúng đẩy nhau.

a. Quả cầu B có nhiễm điện không? Nếu có thì nhiễm điện loại gì? vì sao?

Hai quả cầu đẩy nhau nên chúng nhiễm điện cùng dấu, quả cầu A nhiễm điện( + )nên quả cầu B cũng nhiễm điện (+)

b. Nếu dùng tay chạm vào quả cầu A thì có hiện tượng gì xảy ra tiếp theo?

Khi ta chạm tay vào quả cầu A thì điện tích từ quả cầu sẽ truyền qua người ta và đi xuống đất nên quả cầu A không còn nhiễm điện nữa do đó hai quả cầu sẽ không còn đẩy nhau.


Các câu hỏi tương tự
Kiên Cường Phạm
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Bảo Yến
Xem chi tiết
Vũ Hoàng Long
Xem chi tiết
Vũ Hoàng Long
Xem chi tiết
Khánh Ngân
Xem chi tiết
Khánh Ngân
Xem chi tiết
Sunny
Xem chi tiết
Thỏ Trắng
Xem chi tiết