MÌNH SẮP THI CUỐI KÌ II RỒI CẦN THAM KHẢO CÁC ĐỀ VĂN NHƯ SAU ( CÁC BẠN VIẾT VĂN MẪU RỒI MÌNH THAM KHẢO NHÉ !
ĐỀ 1 : NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ : một số bạn đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa và hoàn cảnh gia đình
ĐỀ 2: NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐÊ: facebook nên khuyến khích hay bài trừ.
ĐỀ 3 : NGHỊ LUẦN KHUYÊN CÁC BẠN HỌC HÀNH CHĂM CHỈ HƠN !
ĐỀ 1:
I/Mở bài
-Dẫn dắt vào đề: cái răng cái tóc là gốc con người (trích dẫn ca dao tục ngữ)
-Nêu VĐ: trang phục thể hiện văn hóa (VH) của mỗi cá nhân là 1 điều cần lưu tâm
II/Thân bài
1.Trang phục là gì? VH là gì?
-Trang phục là cách ăn mặc bao gồm quần áo, vật dụng đi kèm và trang sức. Là vẻ bề ngoài của con người
VD: có người ăn mặc gọn gàng, có người lôi thôi, có người cầu kì, có người đon giản
-VH ko đồng nghĩa với trình độ học vấn mà là khả năng ứng xử với cộng đồng hợp với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức nói chung của xã hội
VD: người có VH luôn cư xử đúng mực, tôn rtrọng mình và tôn trọng mọi người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người vô VH là người sẵn sàng chà đạp lên những chuẩn mực đạo đức ko phù hợp với quy định của xã hội
2.Mối quan hệ giữa trang phục và VH
-Trang phục sẽ thể hiện trinh độ VH hoặc cho thấy người đó có VH ko.
-Vì trang phục là tiếng nói thầm lặng thể hiện người đó là ai, có tính cách gì, trình độ thẩm mĩ như thế nào
3.Chúng ta phải làm gì?
-Ăn mặc phù hợp với môi trg, hoàn cảnh, lứa tuổi.
ĐỀ 1
Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân. Nhiều khi muốn đánh giá tính cách một con người, ta chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Nhưng quan trọng nhất, cách ăn mặc vẫn gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá của mọi người. Quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết. là quan trọng hơn hết.Ông cha ta đã nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Ta sẽ đẹp hơn rất nhiều khi ta biết chọn cho mình một trang phục đẹp. Nhưng việc lựa chọn trang phục lại hết sức quan trọng. Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp. Trang phục còn thể hiện tính cách. Người có một bộ trang phục đơn giản là người giản dị, không cầu kì. Người có một bộ trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút là người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.
Ngoài ra, trang phục có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó có thể nhận biết được nghề nghiệp, thẩm mĩ của mỗi người, góp phần thể hiện nhân cách con người, giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.
Đồng phục học sinh có quan điểm là tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học, giúp xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Không chỉ vậy đồng phục học sinh còn giúp học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường. Đồng phục trong nhà trường hiện nay rất đa dạng, các nam sinh luôn là áo trắng quần tây xanh, còn các bạn nữ thì đủ các kiểu từ áo trắng, quần tây xanh, áo váy đủ kiểu… nhưng chiếc áo dài vẫn là đẹp nhất. Không phải ngẫu nhiên mà một nhạc sĩ có những ca từ đẹp: “Dù ở đâu, Pa ri, Luân Đôn hay ở miền xa, thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”. Trong những trang phục truyền thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những vị khách nước ngoài đã ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài. Điều này cho thấy học sinh nữ mặc chiếc áo dài trắng đến trường là sẽ thấy mình kín đáo, hồn nhiên, duyên dáng và đẹp hẳn lên.
Không gì đẹp mắt hơn bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường. Vậy mà hiện nay nhiều bạn học sinh nam bắt chước các ca sĩ, nghệ sĩ chạy theo những trang phục kiểu cách. Các bạn hãy luôn nhớ rằng đừng chạy theo bắt chước người khác trong ăn mặc, hãy tiếp thu cái mới nhưng có chọn lọc. Còn về các học sinh nữ, đi ngoài đường, trời nắng nóng, các bạn có thể mặc áo khoác nhưng vào lớp không nên mặc vì nó tạo một cảm giác nóng nực cho không gian chung quanh, cho lớp, cho thầy cô. Mọi người như phát sốt khi thấy các bạn nữ khoác mấy lớp áo, hơn nữa lại không đẹp tí nào bởi vì nó lộn xộn, đủ kiểu áo, đủ màu. Những chiếc áo đó đã che mất bộ đồng phục chiếc áo dài trắng xinh xắn, hồn nhiên, thanh khiết của tuổi học trò, chỉ trừ những ngày se lạnh hoặc sức khỏe có vấn đề thì các bạn mới nên mặc áo khoác trong lớp để bảo vệ sức khỏe. Chắc chắn rằng các bạn nữ sẽ đẹp hơn, thánh thiện hơn. Đặc biệt các bạn học sinh nữ ngày nay rất chuộng những chiếc áo trắng đồng phục được cách điệu quá mức. Còn quần thì ôi thôi đủ kiểu, hết ống loe lại đến ống bó, ống đứng, hết lưng cao lại đến lưng xệ, đáy ngắn. Các bạn hãy hòa nhập, biết chọn lọc cái nào đẹp và phù hợp với lứa tuổi, môi trường, hoàn cảnh của mình, không nên cách điệu đồng phục để trở nên “khác người”.
Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người. Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp. Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người. Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Nói tóm lại, việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống, đẹp là điều mà mỗi chúng ta cần quan tâm để tô thêm nét đẹp văn hóa.
Trang phục truyền thống và hiện đại là một vấn đề văn hóa đa dạng và phức tạp. Đa dạng ở chỗ mỗi dân tộc trong 54 dân tộc đều có cách thức, kiểu dáng, chất liệu trang phục riêng; trong từng hệ thống trang phục ấy lại bao gồm nhiều loại: quần, áo, váy, mũ, khăn, nón, giày, dép, guốc... thậm chí cả đồ trang sức; trang phục ngày thường khác ngày tết, ngày hội, trang phục cưới khác tang phục, lễ phục khác thường phục...
Phức tạp là bởi trang phục không phải hình thành và biến động chỉ trong bản thân hệ thống nội tại của nó mà còn gắn bó với hàng loạt bộ phận khác nhau của đời sống văn hóa xã hội: điều kiện hình thành, phong tục tập quán, thị hiếu, thói quen, nghề nghiệp, tuổi tác... của từng đối tượng hay nhóm đối tượng cư dân. Nghĩa là, đề cập tới trang phục theo chiều tuyến tính, lịch đại (thời gian: quá khứ - hiện tại - tương lai) hay theo lát cắt đồng đại, chúng ta đều bắt gặp sự phong phú, đa dạng, phức tạp này. Tuy nhiên, trong hệ vấn đề về trang phục ấy, chúng tôi xin phép chỉ quan tâm tới một vấn đề nhỏ: quan hệ giữa trang phục (dù truyền thống hay cách tân) với thị hiếu thẩm mỹ của con người với tư cách chủ thể. Hẹp hơn nữa, bài viết đề cập chủ yếu tới một số khía cạnh xung quanh mốt trang phục, mốt thời trang và tất nhiên, từ góc độ lý luận.
Cách hiểu về trang phục, chúng tôi đã trình bày ở trên. Tạm coi đó bao gồm tất cả những phục sức mà con người có thể khoác, đeo, gắn... lên cơ thể mình với nhiều mục đích: che thân, chống rét, chống nắng, làm đẹp, khẳng định nguồn gốc.v.v...
Thị hiếu thẩm mỹ về trang phục có thể được hiểu như một năng lực sẵn có của con người thể hiện sự ưa thích, lựa chọn, khả năng cảm thụ và thực hành cái đẹp thông qua trang phục (và một biểu hiện rất được chú ý của nó là thời trang).
Do vậy, có thể nói, ngay từ buổi bình minh của loài người, trang phục, ngoài những tiện ích như chúng tôi đã đề cập, đã luôn gắn bó và bộc lộ thị hiếu thẩm mỹ. Quần, áo, khố bằng lá, vỏ cây thời tiền sử và vải vóc, nhung, lụa... hiện thời, muốn tồn tại được trong đời sống, rõ ràng phải được con người ưa thích, chọn lựa và đáp ứng được nhu cầu đa dạng khác nhau, trong đó có nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, ngày càng hoàn thiện của con người. Tuy nhiên, cần chú ý một điều rất quan trọng là: thị hiếu thẩm mỹ cá nhân, đành rằng rất quan trọng, song sự tồn tại trang phục, với tính xã hội của nó, không hẳn phụ thuộc thẩm mỹ cá nhân mà là thẩm mỹ số đông, thẩm mỹ nhóm, cộng đồng. Hay nói khác đi sự ưa thích, lựa chọn mang tính cộng đồng, thậm chí mang tính quốc gia sẽ khẳng định tầm mức và tư cách xã hội của trang phục. Để có được phục trang ổn định một cách tương đối (như cái chúng ta thường gọi là trang phục người Việt, trang phục người Chăm, Khơme, Tày, Thái.v.v...), con người phải trải qua một quá trình dài lâu lựa chọn, lặp đi lặp lại những trang phục đó từ một vài sản phẩm lưu hành trong đời sống tộc người và dân tộc để từ những lựa chọn cá nhân đẩy thành lựa chọn cộng đồng. Do đó, mốt thời trang (vốn mang đậm tính cá nhân) dần trở thành thị thiếu thời trang của cả cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận, ưa thích, bảo lưu, cải biến cho ngày càng phù hợp, ngày càng hoàn thiện.
Như vậy, bỏ qua rất nhiều điều kiện xã hội, dân tộc, văn hóa ... trong quá trình hình thành thị hiếu thẩm mỹ trang phục tộc người cũng như dân tộc, chúng tôi đi vào sự chuyển biến từ mốt thời trang đến thị hiếu dân tộc về trang phục, một yếu tố quan trọng thể hiện quá trình xã hội hóa trang phục của con người, một hiện tượng được quan tâm hiện nay.
Mốt trang phục có nội hàm ngữ nghĩa khá rộng. Thứ nhất, có thể hiểu nó như phương thức thực hành thẩm mỹ, xã hội, tư duy con người thông qua trang phục. Thứ hai, nó hàm nghĩa thời thượng, tức sự ưa chuộng, đánh giá sáng tạo, thể hiện trang phục (mặc gì, phối hợp các trang phục ra sao, sự sưu tập các trang phục cổ của các đối tượng khác nhau như vua chúa, quý tộc, những người nổi tiếng...) của số đông trong xã hội. Thứ ba, nó mang ý nghĩa thời trang, tức quá trình hưởng thụ, sáng tạo, thể hiện trang phục được ưa chuộng và phổ biến trong từng thời kỳ, mang đậm tính cá thể và tính nhóm xã hội, linh hoạt và năng động. Hiểu một cách đầy đủ, mốt không chỉ là phần nổi, là hiện tượng thời trang nhất thời như ta từng thấy mà còn bao hàm cả phần chìm, tức những gì thể hiện phương thức thẩm mỹ trang phục cũng như hàng loạt điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội chi phối nó trong không gian và thời gian.
Như vậy, phía sau hiện tượng mốt thời trang là cả một quá trình hình thành, vận động, biến đổi của trang phục theo quy luật của cuộc sống xã hội và quy luật phát triển của bản thân trang phục từ truyền thống đến hiện đại.
Trang phục hay hiện tượng nổi của nó - mốt trang phục, do đó, phải được tìm hiểu qua hàng loạt yếu tố nội hàm và ngoại diên liên quan. Chẳng hạn: truyền thống văn hóa, môi trường thẩm mỹ, quan niệm đạo đức, mức sống, đặc điểm tâm sinh lý, quá trình giao lưu và tiếp biến, tính ổn định tương đối, tính thời đoạn, đặc trưng chu kỳ, khả năng truyền lan, sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội ... Chúng tôi xin điểm qua một số yếu tố tác động đến trang phục, như là một hiện tượng xã hội.
Nguồn: Internet
Đề 1:
MB: Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nc ngày nay mọi người k chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mỳnk. Đó quả là 1 điều đáng vui mừng nhưng thực trạng trang phục của 1 bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.
-TB:
+ Trang phục áo dài của VN đc Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?
+ Học sinh bây h là 1 "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo 1 cách khác, nghĩ theo 1 cách khác, làm theo 1 cách khác....điều đó k sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có 1 số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo 1 hướng rất tiêu cực.
+ Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của HS nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động k nhỏ tới nhận định của HS. Lớp trẻ bây h k thể mặc áo bà ba dịu dàng, k thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng k thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc HS "diện" quần jean áo phông hiện nay đc cho là rất trẻ trung, năng động
+ k phải HS nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng k có nghĩa là đc ăn mặc 1 cách tự do k có văn hoá.
+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh k phù hợp bắt đầu xuất hiện.
+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại đc HS diện bởi vì "mốt".
+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành 1 trào lưu
+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến
--> Hình ảnh người VN bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế
+ Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: " Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....
+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương đc thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tỳm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....
+ Những chiếc quần jean năng động thay dần = những quần rách lung tung, và cũng đc ưa chuộng vì "mốt"
+ Đâu phải mặc những chiếc áo k phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những HS - chủ nhân tương lai của đất, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp cua dân tộc
+ Nhưng k phải tất cả HS bây h đều đua đòi theo những "mốt" đó.
+ HS chúng ta chỷ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là k hở hang quá mức hay những bộ trang phục k phù hợp vs lứa tuổi và cộng đồng.
+ Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng k nên quá khe khắt vs việc trang phục của HS. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính vs váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép HS nữ đc mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái
+ Nhưng k vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nèo cũng đc. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái – tác hại của những phong cách ăn mặc của HS hiện nay:
+ Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích k sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. 1 “công tử” hay “ tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình k khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ vs điều kiện gia đình.
+ 1 bộ phận nhỏ HS cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là 1 tác động k nhỏ rất có hại cho HS
+ Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số HS “ bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi
.......
-KB: Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu đc cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay. Việc những bộ trang phục của HS k phù hợp vẫn còn tồn tại. Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc. Điều đó k có nghĩa HS phải "diện" trang phục áo dài truyền thống. Nhưng trang phục của học sinh cần phải phù hợp vs điều kiện, lứa tuổi và xã hội. Có thể ăn mặc theo phong cách của mỳnk, thoải mái và k gây cảm giác khó chịu miễn là k hở hang quá mức hay ảnh hưởng tới nét đẹp văn hoá dân tộc ngàn đời nay. Và xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng k nên gò bó HS qua mức trong việc trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay.
Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?
Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.
Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra nhiều điều.
Trong khi các bạn đang theo đuổi các “mốt” thời trang thì có những bạn vẫn mặc những bộ quần áo được các bạn cho là “lỗi thời”, “lạc hậu”, nhưng các bạn ấy vẫn được mọi người tôn trọng vì bộ quần áo ấy lại rất hợp với tuổi trẻ, vẫn rất đẹp, rất hấp dẫn. Vậy phải chăng cứ phải mặc theo lối “sành điệu” mới được coi là đẹp sao? Không, các bạn thấy đấy, với cách ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi học sinh, các bạn ấy vẫn đẹp, đẹp một cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thể khẳng định rằng: Đẹp không cần cứ phải “mốt”.
Hơn thế, hiện nay nước ta có rất nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên đường phốtoàn là những thanh niên học sinh với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ nghĩ gì về trang phục của nước ta, về truyền thông văn hóa Việt Nam?
Chính vì những lí do trên mà cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không được chấp nhận và cũng vì vậy tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho hợp thời nhưng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Trong những năm qua, Ngành Giáo dục nước ta đã có nhiều sụ thay đổi to lớn, đã dạy và đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước. Thế nhưng hiện nay lại có rất nhiều vấn đề xảy ra trong học đường. Một trong những vấn đề đó là lối ăn mặc không lành mạnh ở học sinh. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của các bạn làm ba mẹ, thầy cô lo lắng. Vậy chúng ta cần làm gì để thuyết phục các bạn ấy thay đổi cách ăn mặc cho tốt hơn, lành mạnh hơn?
Nếu bạn là một người chịu khó quan sát mọi thứ xung quanh thì sẽ thấy rằng trên xã hội hiện nay đang xôn xao về các mốt ăn mặc theo thời đại, nào là mặc những chiếc quần xé gấu, thủng gối hay những chiếc áo trễ vai… Một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh đã làm mất đi truyền thống ăn mặc của đất nước ta. Cách ăn mặc của một số bạn học sinh đã có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh, giản dị như trước nữa. Đặc biệt ở giới trẻ đang chạy theo xu hướng ăn mặc “hot” của xã hội. Ta có thể thấy có bạn còn có thể trút bỏ đi chiếc áo sơ mi trắng để khoác lên mình những chiếc áo phông lòe loẹt, trước ngực thì là hàng chữ loằng ngoằng tiếng nước ngoài, sau lưng thì là hình ảnh của những bộ phim, nhóm nhạc đang “ăn khách”. Nhìn thấy những hình ảnh đó chúng ta không thể không lo ngại. Vậy nguyên nhân từ đâu lại dẫn đến thực trạng như hiện nay?
Đầu tiên một trong những nguyên nhân cần nhắc đến đó là do các bạn học sinh lầm tưởng rằng chỉ cần ăn mặc thật “sành điệu”, thật “mốt” thì nghiễm nhiên sẽ trở thành một con người “thức thời”, “văn minh”. Nguyên nhân thứ hai có thể là do chúng ta đang sống trong một thời đại mà công nghệ thông tin bùng nổ, điều này khiến các bạn học sinh dễ dàng tiếp cận với nhiều mạng xã hội. Đồng thời trên các trang mạng xã hội ấy lại là những hình ảnh của các bộ trang phục và phong cách ăn mặc sành điệu của nhiều ngôi sao, ca sĩ, vì thế mà theo xu hướng, phong trào, các bạn đã không ngần ngại thay đổi lối ăn mặc của mình chỉ vì muốn bắt chước theo. Một nguyên nhân nữa là do ba mẹ các bạn ấy chưa thật sự quan tâm con mình hay vì là “con cầu con khẩn” nên họ chiều chuộng con mình khiến nó sinh hư và trở nên đua đòi. Thích cái nào thì được cái đó nào là những bộ đồ hàng hiệu, sang trọng khiến cho ba mẹ tốn kém tiền bạc không ít. Bên cạnh đó, do suy nghĩ của các bạn còn chưa chững chạc và tâm lí giới trẻ nên khi thấy đồ đẹp, hợp mốt thì các bạn mua ngay, chưa nhìn lại và quan tâm đến lứa tuổi của mình cùng truyền thống văn hóa dân tộc.
Dần dần những tư tưởng và lối ăn mặc không lành mạnh ấy của các bạn học sinh đã dẫn tới những hậu quả khá “chua chát”. Chẳng hạn đối với các bạn học sinh chúng ta việc ăn mặc chạy theo lối sành điệu chỉ làm tốn thời gian công sức. Các bạn cứ chạy theo “mốt” này “mốt” nọ mà quên đi việc học tập, sao nhãng khiến cho thành tích ngày càng “xuống cấp”, thụt lùi. Liệu lúc ấy dù cho có cả trăm bộ đồ đẹp, hợp ‘mốt’, hợp thời trang thì bạn có thể hãnh diện với mọi người, bạn bè? Hay chính bạn đang tự đẩy mình ra ngoài xã hội “ văn minh, thức thời” theo đúng nghĩa của nó? Hơn thế nữa, việc khoác lên mình những bộ trang phục thiếu “tinh tế”, thiếu “lành mạnh” sẽ khiến cho bản thân các bạn trở nên thật lố bịch. Bộ đồ đó có thể hợp, có thể đẹp với người khác nhưng với bạn nó đã chắc gì là phù hợp? Vô tình bạn đã khiến bản thân mình trở thành trò cười cho mọi người như ông Giuốc- đanh trong văn bản “ Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”. Với gia đình, việc bạn cứ theo lối ăn mặc “ hiện đại” mà không tiếc tiền mua những bộ đồ đắt đỏ cũng đủ khiến cho một phần kinh tế gia đình bạn suy giảm. Lúc ấy gia đình bạn sẽ trở nên “lộn xộn” biết bao. Với xã hội, làm mất đi vẻ mĩ quan cốn có của nó, bạn ăn mặc không phù hợp, lố lăng thì khi có du khách nước ngoài thấy được họ sẽ nghĩ như thế nào về cách ăn mặc của chúng ta? Thay vì là bộ đồng phục học đường, bạn lại “cách tân” cho mình những trang phục khó coi, khó nhìn và vô tình bạn làm cho mọi người cảm thấy khó chịu.
Trước tình hình như thế, tôi thiết nghĩ mỗi học sinh chúng ta cần phải thay đổi bản thân mình ngay từ bây giờ. Các bạn hãy dành thời gian cho việc học hơn là chú tâm vào các mẫu mã, kiểu đồ thời trang. Hãy ‘sắm” cho mình những kiến thức thiết thực để làm hành trang cho cuộc sống sau này, có như vậy bạn sẽ luôn theo kịp thời đại và không bao giờ bị tụt lại, lạc hậu với xã hội. Bên cạnh đó, gia đình, nhà trường cần phải chăm lo, quan tâm con cái, học sinh hơn nữa. Cần đề ra những nội quy nghiêm cấm học sinh ăn mặc không lành mạnh. Cần ở bên giải thích cho các bạn học sinh hiểu được là một con người văn minh, tiến bộ không phải là chỉ ăn mặc sành điệu, thức thời mà còn phải thể hiện mình là một học sinh, một con người Việt Nam có đầy đủ thuần túy của một dân tộc. Có như vậy thì hiện trạng học sinh có thói đua đòi, ăn mặc quần áo chạy theo “mốt’ này “mốt” nọ mới giảm đi được.
Và các bạn cũng nên nhớ rằng việc ăn mặc không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa dân tộc, hoàn cảnh gia đình sẽ làm ảnh hưởng đến bản thân mỗi cá nhân va sự nhìn nhận không tốt của mọi người xung quanh. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải biết suy nghĩ đúng đắn, chín chắn về cách ăn mặc. Để thể hiện sự tôn trọng mọi người cũng như tôn trọng chính bản thân mình.
Trong những năm qua, Ngành Giáo dục nước ta đã có nhiều sụ thay đổi to lớn, đã dạy và đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước. Thế nhưng hiện nay lại có rất nhiều vấn đề xảy ra trong học đường. Một trong những vấn đề đó là lối ăn mặc không lành mạnh ở học sinh. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của các bạn làm ba mẹ, thầy cô lo lắng. Vậy chúng ta cần làm gì để thuyết phục các bạn ấy thay đổi cách ăn mặc cho tốt hơn, lành mạnh hơn?
Nếu bạn là một người chịu khó quan sát mọi thứ xung quanh thì sẽ thấy rằng trên xã hội hiện nay đang xôn xao về các mốt ăn mặc theo thời đại, nào là mặc những chiếc quần xé gấu, thủng gối hay những chiếc áo trễ vai… Một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh đã làm mất đi truyền thống ăn mặc của đất nước ta. Cách ăn mặc của một số bạn học sinh đã có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh, giản dị như trước nữa. Đặc biệt ở giới trẻ đang chạy theo xu hướng ăn mặc “hot” của xã hội. Ta có thể thấy có bạn còn có thể trút bỏ đi chiếc áo sơ mi trắng để khoác lên mình những chiếc áo phông lòe loẹt, trước ngực thì là hàng chữ loằng ngoằng tiếng nước ngoài, sau lưng thì là hình ảnh của những bộ phim, nhóm nhạc đang “ăn khách”. Nhìn thấy những hình ảnh đó chúng ta không thể không lo ngại. Vậy nguyên nhân từ đâu lại dẫn đến thực trạng như hiện nay?
Đầu tiên một trong những nguyên nhân cần nhắc đến đó là do các bạn học sinh lầm tưởng rằng chỉ cần ăn mặc thật “sành điệu”, thật “mốt” thì nghiễm nhiên sẽ trở thành một con người “thức thời”, “văn minh”. Nguyên nhân thứ hai có thể là do chúng ta đang sống trong một thời đại mà công nghệ thông tin bùng nổ, điều này khiến các bạn học sinh dễ dàng tiếp cận với nhiều mạng xã hội. Đồng thời trên các trang mạng xã hội ấy lại là những hình ảnh của các bộ trang phục và phong cách ăn mặc sành điệu của nhiều ngôi sao, ca sĩ, vì thế mà theo xu hướng, phong trào, các bạn đã không ngần ngại thay đổi lối ăn mặc của mình chỉ vì muốn bắt chước theo. Một nguyên nhân nữa là do ba mẹ các bạn ấy chưa thật sự quan tâm con mình hay vì là “con cầu con khẩn” nên họ chiều chuộng con mình khiến nó sinh hư và trở nên đua đòi. Thích cái nào thì được cái đó nào là những bộ đồ hàng hiệu, sang trọng khiến cho ba mẹ tốn kém tiền bạc không ít. Bên cạnh đó, do suy nghĩ của các bạn còn chưa chững chạc và tâm lí giới trẻ nên khi thấy đồ đẹp, hợp mốt thì các bạn mua ngay, chưa nhìn lại và quan tâm đến lứa tuổi của mình cùng truyền thống văn hóa dân tộc.
Dần dần những tư tưởng và lối ăn mặc không lành mạnh ấy của các bạn học sinh đã dẫn tới những hậu quả khá “chua chát”. Chẳng hạn đối với các bạn học sinh chúng ta việc ăn mặc chạy theo lối sành điệu chỉ làm tốn thời gian công sức. Các bạn cứ chạy theo “mốt” này “mốt” nọ mà quên đi việc học tập, sao nhãng khiến cho thành tích ngày càng “xuống cấp”, thụt lùi. Liệu lúc ấy dù cho có cả trăm bộ đồ đẹp, hợp ‘mốt’, hợp thời trang thì bạn có thể hãnh diện với mọi người, bạn bè? Hay chính bạn đang tự đẩy mình ra ngoài xã hội “ văn minh, thức thời” theo đúng nghĩa của nó? Hơn thế nữa, việc khoác lên mình những bộ trang phục thiếu “tinh tế”, thiếu “lành mạnh” sẽ khiến cho bản thân các bạn trở nên thật lố bịch. Bộ đồ đó có thể hợp, có thể đẹp với người khác nhưng với bạn nó đã chắc gì là phù hợp? Vô tình bạn đã khiến bản thân mình trở thành trò cười cho mọi người như ông Giuốc- đanh trong văn bản “ Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục”. Với gia đình, việc bạn cứ theo lối ăn mặc “ hiện đại” mà không tiếc tiền mua những bộ đồ đắt đỏ cũng đủ khiến cho một phần kinh tế gia đình bạn suy giảm. Lúc ấy gia đình bạn sẽ trở nên “lộn xộn” biết bao. Với xã hội, làm mất đi vẻ mĩ quan cốn có của nó, bạn ăn mặc không phù hợp, lố lăng thì khi có du khách nước ngoài thấy được họ sẽ nghĩ như thế nào về cách ăn mặc của chúng ta? Thay vì là bộ đồng phục học đường, bạn lại “cách tân” cho mình những trang phục khó coi, khó nhìn và vô tình bạn làm cho mọi người cảm thấy khó chịu.
Trước tình hình như thế, tôi thiết nghĩ mỗi học sinh chúng ta cần phải thay đổi bản thân mình ngay từ bây giờ. Các bạn hãy dành thời gian cho việc học hơn là chú tâm vào các mẫu mã, kiểu đồ thời trang. Hãy ‘sắm” cho mình những kiến thức thiết thực để làm hành trang cho cuộc sống sau này, có như vậy bạn sẽ luôn theo kịp thời đại và không bao giờ bị tụt lại, lạc hậu với xã hội. Bên cạnh đó, gia đình, nhà trường cần phải chăm lo, quan tâm con cái, học sinh hơn nữa. Cần đề ra những nội quy nghiêm cấm học sinh ăn mặc không lành mạnh. Cần ở bên giải thích cho các bạn học sinh hiểu được là một con người văn minh, tiến bộ không phải là chỉ ăn mặc sành điệu, thức thời mà còn phải thể hiện mình là một học sinh, một con người Việt Nam có đầy đủ thuần túy của một dân tộc. Có như vậy thì hiện trạng học sinh có thói đua đòi, ăn mặc quần áo chạy theo “mốt’ này “mốt” nọ mới giảm đi được.
Và các bạn cũng nên nhớ rằng việc ăn mặc không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa dân tộc, hoàn cảnh gia đình sẽ làm ảnh hưởng đến bản thân mỗi cá nhân va sự nhìn nhận không tốt của mọi người xung quanh. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải biết suy nghĩ đúng đắn, chín chắn về cách ăn mặc. Để thể hiện sự tôn trọng mọi người cũng như tôn trọng chính bản thân mình.
( Đề 1 dễ nên mik làm trước cho bạn)